Thể sai khiến – Cách chia và cách dùng

Thể sai khiến trong tiếng Nhật là gì? Lần này chúng ta sẽ học thêm một thể mới trong giáo trình Minna no nihongo ở bài 48. Thể sai khiến (使役形 – shiekikei cũng là một dạng ngữ pháp khó, bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu về thể sai khiến trong tiếng Nhật.

Thể sai khiến – Cách chia, mẫu câu sai khiến và cách dùng

thể sai khiến

Cách chia động từ thể sai khiến

  • Nhóm I: Thể sai khiến
  • Nhóm II:Thể sai khiến
  • Nhóm III: Thể sai khiếnĐộng từ sai khiến được chia sang các thể khác như thể nguyên dạng, thể て, thể ない 、。。。

Ví dụ: 書かせます→書かせる→か書かせて

食べさせます→食べさせる→食べさせて·

来させます→来させる→来させて

Xem thêm: Thể thông thường trong tiếng Nhật

Mẫu câu thể sai khiến

  • Mẫu 1:

Thể sai khiến

  • Nghĩa: “Để / Cho phép/ Bắt/ Làm cho N người làm V (từ động từ)”.
  • Đối tượng thực hiện hành động được miếu tả bằng trờ từ を
  • Mang nghĩa sai khiến, mệnh lệnh yêu cầu ai đó làm gì. Một số tự động từ được dùng trong mẫu câu 1: 泳ぎます、来ます、入ります、います、結婚します、留学します、行きます、立ちます、働きます、歩きます、休みます、。。。

Ví dụ 1: 社長は田中さんを大阪へ出張させます。

Giám đốc cho anh Tanaka đi công tác

Ví dụ 2: 私は娘を自由に遊ばせました。

Tôi cho con gái chơi tự do.

Ví dụ 3: 私は子供を歩かせます。

Tôi cho con đi bộ

Ví dụ 4: 部長はすずきさんを4日間休ませました。

Trưởng phòng cho anh Suzuki nghỉ 4 ngày.

  • Mẫu 2:Thể sai khiến
  • Nghĩa: “Để / Cho phép/ Bắt/ Làm cho N người làm V (tha động từ)”. 
  • Đối tượng thực hiện hành động được miếu tả bằng trờ từ に
  • Một số tha động từ được dùng trong mẫu câu 2: 作ります、洗います、覚えます、閉めます、話します、買います、着ます、修理します、持って行きます、掃除します、。。。

Ví dụ 1: 私は弟に部屋の掃除をさせました。

Tôi bắt em trai dọn dẹp phòng.

Ví dụ 2: 朝は忙しですから、娘に朝ごはんの準備を手伝わせます。

Vì buổi sáng bận nên tôi để con gái chuẩn bị bữa sáng.

Ví dụ 3: 私は子供に牛乳を飲ませます。

Tôi bắt con uống sữa.

Ví dụ 4: 私は息子にほしい物を買わせます。

Tôi cho phép con trai mua món đồ nó muốn.

Ví dụ 5: 先生は子供たちに自由に絵を描かせました。

Giáo viên cho phép học sinh vẽ tranh tự do.

Xem thêm: Khóa học N3 cấp tốc

Cách dùng thể sai khiến: 

*Được dùng trong những trường hợp có quan hệ trên dưới rõ ràng ( bố mẹ – con cái, anh trai – em trai, cấp trên – cấp dưới )

*Trường hợp người dưới cho người trên làm một việc gì đó, nếu quan hệ trên dưới rõ ràng thì dùng Vていただきます

Ví dụ 1: 私は部長に説明していただきました。

Tôi nhờ trưởng phòng giải thích cho.

Ví dụ 2: 私は友達に説明してもらいました。

Tôi nhờ bạn giải thích cho.

*Khi động từ là động từ chỉ tình cảm, tâm trạng như 安心する(an tâm)、心配する(lo lắng)、がっかりする、喜ぶ(vui mừng)、悲しむ(buồn)、怒る(giân dữ)、 thì chúng ta cũng có thể dùng thể sai khiến.

Ví dụ 3: 子供の時、体が弱くて、母を心配させました。

Hồi nhỏ, vì tôi sức khỏe yếu nên tôi làm mẹ lo lắng.

Ví dụ 4: うそをついて、父を怒らせてしまいました。

Vì nói dối nên tôi đã làm cho bố giận.

Xem thêm : Kính ngữ trong tiếng Nhật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *