KỸ NĂNG PHỎNG VẤN TIẾNG NHẬT

PHỎNG VẤN TIẾNG NHẬT VÀ TÌM VIỆC LÀM BẰNG TIẾNG NHẬT

CÁC KỸ NĂNG PHỎNG VẤN TIẾNG NHẬT VÀ XIN VIỆC BẰNG TIẾNG NHẬT

TÁC PHONG PHỎNG VẤN TIẾNG NHẬT

phỏng vấn tiếng Nhật

Nếu bạn đến một buổi phỏng vấn Tiếng Nhật xin việc tại Nhật Bản, hãy đảm bảo rằng từng chi tiết nhỏ như số lần gõ cửa phòng trước khi bước vào, hay độ nghiêng thân người lúc chào đều hoàn hảo.

Tự tin là điều quan trọng khi tham gia phỏng vấn tiếng Nhật xuất khẩu lao động Nhật Bản. Có rất nhiều bạn vì quá lo lắng mà cứ hồi hộp, nôn nao, đến lúc thi tuyển thì lại quên sạch những điều đã học.

Cử chỉ khi thi tuyển có một số chú ý về cách đi đứng và tư thế tay. Người Nhật có cách cúi chào đặc biệt nên các bạn nam khi vào phỏng vấn cúi chào theo cách chào của người Nhật đó là để tay thẳng hai bên hông, cúi người 75 độ và chào. Đối với nữ, hai tay nắm vào nhau, tay phải nắm trọn lấy tay trái, ngón cái của tay trái cũng phải để vòng vào trong lòng bàn tay. Hai tay để ngang bụng hoặc hơi thấp xuống. Đặc biệt tay không để thõng xuống và khi chào vẫn để nguyên tư thế đó chào chứ không để tay như nam.

phỏng vấn tiếng Nhật

Khi ngồi phỏng vấn ngồi nghiêm chỉnh thẳng lưng, hai tay để lên trên hai đùi và nắm hờ mắt nhìn thẳng. Hãy thử tập luyện trước gương ít nhất 1 lần khi bắt đầu đi phỏng vấn tiếng Nhật. Xem lại dáng đi, cử chỉ của mình có ổn hay không.

Trang phục : Một bộ suit đen, một chiếc áo sơ mi trắng, chiếc túi và đôi giày trang trọng màu đen. Ứng viên xin việc nên tránh để râu, nhuộm tóc, mang bông tai lớn, trang điểm đậm, sơn móng tay màu chói, thắt cà vạt màu trắng hoặc cà vạt lớn. Nếu bạn có mặc áo choàng, hãy cởi chúng ra trước khi bước vào tòa nhà. Đây là dấu hiệu thể hiện sự tôn trọng và cũng được dùng vào nhiều dịp trang trọng khác.

Luôn gõ cửa ba lần. Sau khi gõ cửa, hãy chờ đến khi bạn được cho phép bước vào. Khi đã vào trong phòng, hãy cố gắng đóng cửa mà không gây tiếng động lớn xong đừng cố gắng hướng mặt về phía trước khi thực hiện động tác này. Cuối cùng, bạn có thể nói “xin lỗi”, cúi chào và đi đến bên trái ghế ngồi. Giới thiệu tên, trường đại học, cúi đầu lần nữa và chờ được cho phép trước khi ngồi xuống.

Ứng viên xin việc nên dùng ngôn ngữ trang trọng. Người Nhật có nhiều từ ngữ khác nhau cho các tình huống khác nhau, tùy thuộc vào người đối diện. Nếu bạn phải nộp giấy tờ, hãy cầm cả hai tay để đưa chúng cho người phỏng vấn. Đây là cử chỉ cho thấy tầm quan trọng của hồ sơ mà bạn trao đi.

Rời khỏi buổi phỏng vấn tiếng Nhật

Vào cuối buổi phỏng vấn tiếng Nhật, ứng viên nên cảm ơn nhà tuyển dụng và cúi đầu khi đang ngồi. Sau đó, đứng lên và cúi đầu lần nữa. Nói “xin lỗi” khi rời khỏi phòng và đóng cửa nhẹ nhàng hệt như khi bước vào. Đừng kiểm tra điện thoại di động khi rời đi. Thay vào đó, hành xử trang trọng như buổi phỏng vấn tiếng Nhật vẫn còn tiếp diễn. Sinh viên Nhật thường được cảnh báo rằng nhân viên công ty có thể theo dõi họ bất cứ lúc nào từ thời điểm họ rời ga tàu đến lúc bước vào buổi phỏng vấn.

Những điều nên tránh khi đi phỏng vấn : Đừng bao giờ đến trễ. Tại Nhật Bản, có mặt từ 5-10 phút trước giờ hẹn được xem là đúng giờ. Hãy bảo đảm rằng bạn không quên đặt ghế của mình về vị trí ban đầu khi rời khỏi phòng.

Xem thêm : Luyện thi N3

TỪ VỰNG PHỎNG VẤN TIẾNG NHẬT

phỏng vấn tiếng Nhật

Những từ vựng gặp khi bạn đi phỏng vấn tiếng Nhật

  1. メ ー カ ー [meeka] : các nhà sản xuất
  2. 業界 [gyoukai] : thị trường, thế giới kinh doanh 3.
  3. 金融 業 [kinyou] : kinh doanh tài chính, kinh doanh ngân hàng
  4. 製造業 [seizou gyou] : ngành công nghiệp sản xuất
  5. サ ー ビ ス 業 [saabisugyou] : ngành công nghiệp dịch vụ
  6. 公務員 [koumuin] : tôi tớ của chính phủ
  7. マ ス コ ミ [masukomi] : phương tiện truyền thông
  8. 商社 [shousha] : công ty thương mại
  9. 会 社 説明 会 [Kaisha setsumei kai] : các cuộc họp làm việc-giải thích
  10. 会 社 案 内 [Kaisha Annai] : tài liệu quảng cáo công ty
  11. 内定 [naitei] : mời làm việc chính thức
  12. 就職 が 決 ま る [Shushoku ga kimaru] : Để có được một công việc chính thức
  13. 内定 取 り 消 し [Naitei torikeshi] : Hủy bỏ lời mời làm việc.
  14. 転 職 (す る) [Tenshoku (suru)] : để thay đổi công việc
  15. 人材 派遣 会 社 [jinzai Haken gaisha] : cơ quan việc làm tạm thời, công ty nhân sự và đăng ký.
  16. 人材 派遣 [jinzai Haken] : công ty nhân viên tạm thời
  17. 派遣 社員 [Haken shain] : nhân viên tạm thời
  18. 会 社 [Kaisha] : công ty
  19. 企業 [kigyou] : công ty, doanh nghiệp
  20. 人材 募集 [jinzai boshuu] : tìm kiếm nhân sự, tuyển dụng nhân sự
  21. ~ 求 む~ [Motomu] : tìm kiếm ~, tìm kiếm ~
  22. リ ク ル ー タ ー [rikuruutaa] : tuyển dụng, một người phụ trách việc tuyển dụng người mới
  23. リ ク ル ー ト [rikuruuto] : tuyển dụng
  24. 最終 学 歴 [saishuu gakureki] : mới nhất / các chứng chỉ học tập học tập cuối cùng mà bạn có.
  25. 大学 卒業 [daigaku sotsugyou] : tốt nghiệp đại học
  26. 高校 卒業 [Koukou sotsugyou] : tốt nghiệp trường trung học
  27. 中学 卒業 [Koukou sotsugyou] : tốt nghiệp trung học cơ sở
  28. 雇用 形態 [koyou keitai] : hệ thống việc làm
  29. 社員 [shain] : nhân viên công ty
  30. 正 社員 [seishain] : nhân viên thường trực
  31. 契約 社員 [keiyaku shain] : nhân viên hợp đồng
  32. 終身 雇用 [shushin koyou] : việc làm cuộc sống
  33. フ ル タ イ ム [Furu taimu] : toàn thời gian
  34. パ ー ト タ イ ム [paato taimu] : bán thời gian
  35. ア ル バ イ ト [arubaito bán] : thời gian (công việc)
  36. 条件 [jouken] : điều kiện
  37. 給与 [kyuuyo] : tiền lương
  38. 基本 給 [kihonkyuu] : lương cơ bản
  39. 月 給 [gekyuu] : tiền lương hàng tháng
  40. 日 給 [nikyuu] : lương ngày
  41. 賞 与 [shouyo] : tiền thưởng
  42. 税 引 (き) 前 [zeibiki mae] : trước khi (giảm) thuế
  43. 税 引 (き) 後 [zeibiki đi] : sau (giảm) thuế
  44. 福利 厚生 [fukuri kousei] : gói lợi ích, chương trình phúc lợi
  45. ~ 手 当 [teate] : đặc quyền, phụ cấp
  46. 時間 外 勤務 手 当 [jikangai kinmu teate] : trả cho giờ làm thêm nhiệm vụ
  47. 残 業 手 当 [zangyou teate] : tiền làm thêm giờ, thêm tiền làm thêm giờ
  48. 住宅 手 当 [jyutaku teate] : phụ cấp nhà ở
  49. 家族 手 当 [kazoku teate] : trợ cấp gia đình phụ thuộc
  50. 特別 手 当 [tokubetsu teate] : phụ cấp đặc biệt
  51. 教育制度 [kyouiku seido] : hệ thống giáo dục
  52. 社員 旅行 [shain ryokou] : chuyến đi của công ty
  53. 休 暇 [kyuuka] : nghỉ việc
  54. 育 児 休 暇 [ikuji kyuuka] : nghỉ thai sản
  55. 休 日 出勤 [kyuujitu shukkin] : làm việc vào các ngày lễ
  56. 有 給 休 暇 [yuukyuu kyuuka] : kỳ nghỉ trả
  57. 交通 費 支 給 [koutuuhi shikyuu] : chi trả cho việc vận chuyển
  58. 交通 費 込 み [koutsuuhi komi] : bao gồm chi phí vận chuyển
  59. フ レ ッ ク ス タ イ ム 制度 [furekusu taimu seido] : giờ làm việc linh hoạt hệ thống
  60. 入社 試 験 [nyuusha shiken] : kỳ thi tuyển dụng
  61. 新人 社員 研修 [shinyuu shain kenshuu] : đào tạo các nhân viên công ty mới
  62. 退職 金 [taishoku] : trợ cấp hưu trí
  63. 失業 保 険 [shitsugyou] : bồi thường bảo hiểm thất nghiệp
  64. 勤務 時間 [kinmu Jikan] : giờ làm việc
  65. 勤務 地 [kinmuchi] : địa điểm làm việc
  66. 転 勤 [tenkin] : việc di dời
  67. 職 種 [shokushu] : loại công việc
  68. 事務 職 [jimu shoku] : nhân viên văn phòng / công việc
  69. 一般 職 [ippan shoku] : nhân viên văn phòng nói chung
  70. 管理 職 [kanri shoku] : vị trí hành chính
  71. 総 合 職 [Sougou shoku] : theo dõi sự nghiệp chính
  72. 販 売 / 営 業 [Hanbai / eigyou] : bán hàng
  73. 経 理 [keiri] : kế toán
  74. 営 業 [eigyou] : bán hàng
  75. 人事 [Jinji] : nhân sự

 

Xem thêm : Sách từ vựng tiếng Nhật

LUYỆN PHỎNG VẤN TIẾNG NHẬT

  • Nhờ bạn bè hoặc người thân đóng vai nhà tuyển dụng lúc phỏng vấn tiếng Nhật

Đây là cách đơn giản nhất để luyện tập phỏng vấn tiếng Nhật tại nhà. Hãy nhờ bạn bè hoặc người thân đóng vai nhà tuyển dụng và hỏi theo kịch bản chuẩn bị sẵn. Để mang đến cảm giác chân thật hơn, bạn có thể bố trí không gian với bàn ghế làm việc, bảng trình bày ý tưởng, CV.

Nhờ người thân để luyện tập và trả lời phỏng vấn tiếng Nhật

Khi luyện tập với người thân tại nhà, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm áp lực phỏng vấn tiếng Nhật, tập cách để diễn đạt suy nghĩ của mình một cách tốt nhất,… Hãy luyện tập nhiều lần đến khi bản thân và người đóng vai tuyển dụng cảm thấy hài lòng với buổi phỏng vấn.

  • Ghi hình buổi luyện tập và trả lời phỏng vấn tiếng Nhật của bản thân

Ghi hình buổi luyện tập phỏng vấn là cách tốt nhất để bạn biết được kỹ năng trả lời phỏng vấn tiếng Nhật của mình đã đủ tốt hay chưa. Khi xem lại, bạn hãy chú ý tới cử chỉ, cách nói, dáng bộ thậm chí cả tốc độ nói của mình nữa.

Sau đó, bạn tự đặt câu hỏi mà bạn nghĩ sẽ gặp trong buổi phỏng vấn tiếng Nhật: Điều gì mình đã làm tốt? Điều gì mình cần cải thiện thêm. Từ đó, bạn có thể phát triển và hoàn thiện hơn cách trả lời phỏng vấn.

  • Tham khảo trước các câu hỏi phỏng vấn tiếng Nhật thường gặp

Ngoài ra, khi trả lời câu hỏi, hãy thành thật với năng lực và kinh nghiệm của bản thân. Khi chưa có kinh nghiệm, thiếu sót là điều khó tránh khỏi. Thế nên trong mọi cuộc phỏng vấn dù là luyện tập bạn cứ mạnh dạn chia sẻ những điều mình biết, và với những câu chưa biết, hãy thành thật, thể hiện tinh thần cầu tiến, mong muốn được học hỏi.

Bên cạnh đó, hãy luôn xem lại và đối chiếu các phương án trả lời thông qua tìm hiểu sâu, nghiên cứu vấn đề tại các trang web uy tín. Nhờ vậy, bạn có thể học hỏi và cải thiện câu trả lời sau mỗi lần luyện tập phỏng vấn tiếng Nhật.

CÁCH TRẢ LỜI MỘT SỐ TÌNH HUỐNG KHÓ KHI PHỎNG VẤN TIẾNG NHẬT

phỏng vấn tiếng Nhật

Có hàng trăm ứng cử viên đang tìm việc và vì thế những nhà tuyển dụng thường đưa ra những câu phỏng vấn tiếng Nhật khó để thử thách các ứng viên. Họ sẽ chờ đến khi ứng cử viên phù hợp xuất hiện và đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của họ. Vì vậy, tránh không mắc những sai lầm và bị cà lăm trong cách diễn đạt để có câu trả lời tự tin, dứt khoát, bạn hãy chuẩn bị kĩ lưỡng tất cả các câu hỏi mà bạn biết hoặc tìm hiểu trên web.

Xem thêm : Sách Shadowing phỏng vấn tuyển dụng

PHỎNG VẤN TIẾNG NHẬT VỀ CÔNG VIỆC GIÁO VIÊN TIẾNG NHẬT

Câu 1:  Tại sao bạn lại chọn công việc giảng dạy? – Câu hỏi này để thăm dò xem bạn có phù hợp với việc giảng dạy và có thể gắn bó lâu dài với giáo dục hay không.

Với câu hỏi này, đừng trả lời theo kiểu rập khuôn như “mình muốn đóng góp cho sự nghiệp giáo dục” hay “mình muốn rèn luyện tiếng Nhật thông qua việc giảng dạy”. Các bạn cứ trung thực chia sẻ lý do vì sao mình chọn đi dạy, nếu bạn đã từng vật vã với tiếng Nhật và muốn giúp học trò được học một cách tốt nhất, hãy kể câu chuyện của mình. 

Câu 2:  Kinh nghiệm giảng dạy của bạn? – Câu hỏi này để kiểm tra xem bạn đã có những trải nghiệm nào trong việc giảng dạy, qua cách bạn trả lời, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được ngay bạn là “tân binh” hay “cựu binh” trong việc giảng dạy.

Bạn đã dạy bao nhiêu giờ, cho bao nhiêu học viên, dạy đến bài bao nhiêu và đặc biệt quan trọng nhất là kể ra NHỮNG THÀNH TỰU mà học viên của bạn đã đạt được, có video, hình ảnh chứng minh là một điểm cộng.

Câu 3: Bạn đã dạy những giáo trình nào? – Tương tự như câu hỏi về kinh nghiệm, câu này cũng để kiểm tra trải nghiệm giảng dạy của bạn đến đâu.

Kể tên các chương trình bạn đã dạy, nhấn mạnh các giáo trình mà bạn biết trung tâm đang xài, chứng tỏ là bạn có nghiên cứu trước. Đặc biệt, ở trung tâm đào tạo tiếng của công ty cổ phần đầu tư Việt Phú luôn dùng giáo trình Mina dạy cho thực tập sinh trúng tuyển. 

Câu 4: Bạn dạy từ vựng/ nghe/ đọc/… theo cách nào? – Câu hỏi này để xem bạn có để ý đến việc dạy tiếng Nhật của mình không, bạn rút ra được gì từ quá trình giảng dạy, có tìm tòi nghiên cứu hay không và có đem những điều mình đúc kết được đến cho học trò không.

Nói rõ TÊN PHƯƠNG PHÁP mà mình đang dùng, việc này đòi hỏi các bạn phải dành thời gian tìm tòi, nghiên cứu và thực sự trải nghiệm qua các phương pháp này rồi mới có thể chia sẻ một cách tự tin và thuyết phục được. 

Câu 5: Theo bạn, kỹ năng tiếng Nhật nào là quan trọng nhất? – Câu hỏi này để xem bạn chú trọng đến phần nào trong bài dạy của mình và trọng tâm của bạn có giống với nội dung dạy của trung tâm không.

Trong quá trình giảng dạy, bạn thấy kỹ năng nào học trò cần nhất để có thể sử dụng tiếng Nhật thành thạo? Vì sao như vậy? – Nếu bạn có câu chuyện về học trò chú trọng vào kỹ năng bạn dạy và tiến bộ, hãy khoe ngay nhé!

Câu 6: Trong lớp học trò không thích học, học yếu,… thì bạn xử lý thế nào? – Câu hỏi này rất quan trọng, vì cách bạn xử lý các tình huống mà trung tâm đặt ra (thường là các tình huống họ hay gặp) sẽ thể hiện bạn có phải là giáo viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm hay không.

Phần này đòi hỏi các bạn phải có kinh nghiệm, phải trải qua thì mới trả lời thuyết phục được. Do đó, nếu chưa có kinh nghiệm, hãy thể hiện cho họ thấy là dù bạn chưa trải qua tình huống này, nhưng bạn  tuyển dụng sẽ dựa vào câu trả lời của bạn để đánh giá bạn có tiềm năng và có đào tạo được không?

Bên cạnh việc nắm được ý đồ của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn tiếng Nhật , chúng ta cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng để thể hiện bản thân tốt nhất trong bất kỳ cuộc phỏng vấn tiếng Nhật nào. Các bạn hãy dành ra 1 buổi, ngồi viết xuống triết lý giáo dục của mình, những điểm mạnh yếu của bản thân, kinh nghiệm giảng dạy, cách mình xử lý tình huống,… (có thể dựa trên các câu hỏi trên) và luyện tập nói cho thật suôn sẻ, thật truyền cảm trước khi đi phỏng vấn nhé.

PHỎNG VẤN TIẾNG NHẬT DU HỌC

Thực chất các câu hỏi trong buổi phỏng vấn tiếng Nhật du học Nhật Bản sẽ không khó như khi phỏng vấn xin Visa. Những câu hỏi thường là những câu về bản thân bạn, ưu nhược điểm, những thông tin bạn biết về trường học bạn đã chọn, và những mong muốn nguyện vọng khi đến nước Nhật. Những câu hỏi này sẽ không hề khó nếu bạn chuẩn bị kỹ càng

phỏng vấn tiếng Nhật

Các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn tiếng Nhật du học Nhật

Việc phỏng vấn tiếng Nhật để du học Nhật Bản của các trường học là một bước quan trọng, quyết định bạn có được nhận vào trường học hay không. Tuy nhiên, những câu hỏi này tại các trường học đều giống nhau. Các câu hỏi phổ biến thường là:

  1. Tên bạn là gì? Bạn bao nhiêu tuổi? Có những sở thích nào?
  2. Gia đình bạn có bao nhiêu người? Bạn có mấy anh chị em?
  3. Bạn có anh chị em hay người quen nào ở Nhật Bản không?
  4. Bạn đang học trường nào?
  5. Bạn đã có bằng cấp gì rồi? Hoặc bạn đang làm nghề gì nếu đã tốt nghiệp?
  6. Bạn học Trung cấp, Cao đẳng hay Đại học gì tại Việt Nam?
  7. Bạn có thích tiếng Nhật không? Tại sao bạn chọn Nhật Bản để đi du học?
  8. Bạn dự định đi trong bao lâu? Khi nào bạn trở về Việt Nam?
  9. Mục đích của chuyến đi của bạn là gì?
  10. Làm thế nào bạn biết về trường sẽ học tại Nhật Bản?
  11. Bạn biết gì về trường bạn sẽ học?
  12. Địa chỉ của trường ở đâu?
  13. Học phí bao nhiêu?
  14. Bạn sẽ ăn ở như thế nào trong quá trình học tại Nhật Bản?
  15. Ai sẽ trả tiền cho bạn học?
  16. Bố mẹ bạn làm gì? Thu nhập của gia đình bạn bao nhiêu một tháng?
  17. Bạn có giấy tờ gì chứng minh cho khoản thu nhập của bố mẹ không?
  18. Kế hoạch tương lai của bạn, sau khi bạn kết thúc chương trình học là gì?

Trong buổi phỏng vấn tiếng Nhật các trường học sẽ không quá quan trọng vấn đề bạn giỏi tiếng Nhật thế nào. Bởi điều các trường học mong muốn là những học sinh sinh viên có sự tự tin, có ước mơ, nắm rõ ưu nhược điểm và định hướng tương lai rõ ràng. Với câu hỏi dự định sau khi học, bạn không nên trả lời mơ hồ hoặc trả lời rằng mình chưa có định hướng gì. Thay vào đó, hãy trả lời những kế hoạch, dự định thật rõ ràng, chi tiết đặc biệt là phải liên quan đến ngành bạn học.

Bên cạnh đó, với câu hỏi: Sau khi tốt nghiệp bạn có sẵn sàng trở về Việt Nam làm việc không? Đây được xem là câu hỏi khiến nhiều bạn lúng túng nhất.

Nhiều bạn sẽ bị bất ngờ và không khẳng định được mình sẽ về nước khi hoàn thành khóa học.

Do đó, lời khuyên cho bạn khi gặp câu hỏi này khi đi phỏng vấn là hãy thật khôn khéo, tránh gây ra những nghi ngờ về cư trú bất hợp pháp của bạn sau này khi ở Nhật Bản với Đại sứ quán.

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *