Nhật Bản có rất nhiều lễ hội đặc sắc cũng như các loại búp bê đặc trưng mang đậm tính truyền thống và đã có từ lâu đời. Trong bài viết này, Daruma xin giới thiệu lễ hội Hina Matsuri của Nhật Bản.
>>Xem thêm: Hoa anh đào Nhật Bản
Tóm tắt nội dung
Hina matsuri là gì?
Hina matsuri là lễ hội búp bê tại Nhật Bản, được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 hằng năm. Lễ hội này là một sự kiện dành cho những bé gái, qua đó, các gia đình Nhật Bản bày tỏ mong muốn là trong tương lai, các bé sẽ phát triển khỏe mạnh.
Lễ hội này còn có tên gọi khác là “momo no sekku” và là một trong những lễ hội mà vật phẩm trang trí là búp bê Hina, hoa đào và hoa anh đào, đồng thời có thể thưởng thức những món như: bánh gạo (hishi mochi), chirashi zushi, nghêu và Hina-arare – một loại bánh giống với bánh dày của Việt Nam.
Người ta tin rằng, thông qua lễ hội này, những điều không may mắn cũng như tà ma bám trên người bé gái sẽ được di chuyển sang búp bê, và những con búp bê ấy sẽ thay thế các bé gánh những chuyện xui rủi ấy. Dù vậy, trên thực tế, Hina matsuri vốn không phải là một sự kiện dành cho các bé gái.
Lịch sử, nguồn gốc của Hina matsuri
Hina matsuri là một ngày lễ bắt nguồn từ lễ “Joushi”, được tổ chức vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch và là một trong 5 loại lễ hội (ngũ tiết) được du nhập từ Trung Quốc. Người ta cho rằng vào thời điểm giao mùa, con người sẽ dễ dàng bị tà ma bám lấy, nhập vào. Chính vì thế, tại Trung Quốc có phong tục thanh tẩy bản thân bằng nước sông vào ngày lễ này. Tuy nhiên, ở Nhật Bản thì đây lại là một sự kiện thanh tẩy bản thân bằng cách ma sát con búp bê làm bằng giấy trên người.
Ngoài ra, phong tục “nagashibina (thả búp bê trôi sông)” được cho là bắt nguồn từ Hina matsuri và vẫn còn lưu hành đến ngày nay.
Khi nào bắt đầu trang trí búp bê Hina?
Người ta cho rằng, thời điểm tốt nhất để bắt đầu trang trí búp bê là vào khoảng giữa tháng 2, là thời điểm chuyển mùa. Tuy nhiên, vì thời gian không cố định nên ít nhất hãy trang trí trước ngày lễ Hina matsuri khoảng một tuần.
Hơn nữa, tuy không có quy tắc hay quy định nào về việc nên trưng bày búp bê Hina trong bao lâu, nhưng các gia đình Nhật thường có xu hướng nhanh chóng dọn dẹp sạch sẽ vì dù sao những con búp bê đã thay thế bé gái hứng chịu tai vạ, nên việc trưng bày vô thời hạn chắc chắn không phải là ý kiến hay. Ngoài ra, trạng thái đám cưới của búp bê Hina được xem là biểu tượng của hôn nhân. Vậy nên, để cô dâu có thể được rước dâu sớm hoặc đúng thời hạn thì họ sẽ dọn dẹp thật nhanh.
Các loại búp bê Hina
Có những loại như trang trí 7 tầng và cả loại kiểu treo “Tsurushi Hina”. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu các loại búp bê Hina trong trang trí 7 tầng.
1. Lãnh chúa và công chúa
Đây là hai người diện trang phục lộng lẫy nhất. Trên thực tế, đây là vị trí tượng trưng cho Vua và hoàng hậu.
2. Ba nàng thị nữ
Đây là ba cô thị nữ khôn khéo phục vụ cho Vua và hoàng hậu. Tính từ phía bên phải, trên tay ba cô thị nữ lần lượt cầm: một cái gáo múc nước có cán dài, một cái sanpo và một cái bình đựng rượu.
3. Năm chàng nhạc công
Đây là 5 chàng trai biểu diễn kịch Noh. Từ bên phải sang có chàng hát kịch, chàng thổi sáo, chàng đánh trống nhỏ, chàng đánh trống lớn và chàng đánh trống đồng.
4. Bầy tôi nhà Tùy
Đây là nhóm người bảo vệ cho Vua và hoàng hậu. Hữu thừa tướng đứng bên trái, là một thanh niên, trong khi đó Tả thừa tướng đứng bên phải và là một ông lão.
5. Sĩ Đinh
Đây là ba người hỗ trợ cho ba nàng thị nữ. Trên tay ba người từ phải sang lần lượt cầm: một cái chổi quét rác, một ki hốt rác và một cái cào.
Khi số tầng tăng lên, có thể đặt thêm vào các nhân vật khác.
Ẩm thực của Hina matsuri
1. Bánh gạo (hishi mochi)
Một trong những món ăn đặc biệt nhất của Hina matsuri là bánh gạo ba màu hình thoi ”hishi mochi”. Vào thời khắc giao mùa, có phong tục ăn thực vật theo mùa để lấy sinh khí nhằm mục đích xua đuổi tà ma. Trong lễ hội “joushi”-một trong những cội nguồn của Hina matsuri ngày nay thì bánh gạo được làm từ rau khúc tẻ (một loại bao gồm đủ 5 nguyên tố của 7 loại thảo mộc mùa xuân) và có thể ăn được. Tùy theo khu vực mà còn dùng ngải cứu và đây chính là nguồn gốc ra đời của hishi mochi xanh.
Sau thời Edo, loại bánh gạo xanh này đã trở thành hình ảnh như hiện tại với ba màu đỏ, trắng, xanh. Màu trắng là màu đầu tiên xuất hiện theo sau màu xanh. Tương truyền, ăn loại này có thể làm ăn phát đạt. Sau đó, màu đỏ được thêm vào đầu Minh Trị, mang hàm ý bảo hộ. Và từ đó đã tạo ra chiếc bánh gạo hishi mochi ba màu.
2. Canh nghêu
Nghêu sẽ không được xem là phù hợp nếu vỏ của chúng không lành lặn cũng như bị tách lìa. Vì chúng tượng trưng cho một cặp vợ chồng đã kết hôn và chỉ khi vỏ nghêu là vỏ đôi thì mong muốn chung sống hòa thuận với nhau đến cuối đời mới trở thành hiện thực.
3. Hina-arare
Đây là món bánh ngọt đặc trưng của Hina matsuri. Người ta nói rằng mỗi màu trong bốn màu tượng trưng cho bốn mùa.
- Mùa xuân là xanh lục.
- Mùa hè là màu hồng.
- Mùa thu là màu vàng.
- Mùa đông là màu trắng.
Hương vị bánh cũng khác nhau tùy theo vùng miền. Kanto chuộng ngọt, còn Kansai nêm mặn.
4. Chirashi zushi
Đây là món ăn chính của Hina matsuri. Thành phần có trong chirashi zushi đều mang ý nghĩa may mắn, kèm với đó là màu sắc lộng lẫy tạo nên bầu không khí lễ hội nhộn nhịp.
- Tôm: tượng trưng cho tuổi thọ.
- Củ sen: tượng trưng cho triển vọng trong tương lai.
- Đậu: tượng trưng cho sự khỏe mạnh và siêng năng.
5. Rượu sake trắng
Đây là một loại rượu sake có nồng độ cồn khoảng 9% và được ủ trong khoảng một tháng. Vào thời Edo, rượu sake trắng là một thức uống không thể thiếu trong lễ hội búp bê – Hina matsuri.
>>Xem thêm: wabi sabi là gì? Văn hóa wabisabi của Nhật
Cảm ơn các ban đã đọc đến đây, hi vọng những thông tin sẽ giúp ích cho bạn.