Tóm tắt nội dung
Giới thiệu bản thân bằng tiếng nhật là gì?
Khái niệm
Tự Giới thiệu bản thân bằng tiếng nhật được viết bằng Kanji là 「自己紹介」-「じこしょうかい」- /Jikoshoukai/ có nghĩa là “Tự giới thiệu”. Việc tự Giới thiệu bản thân bằng tiếng nhật cũng là một phần trong văn hóa chào hỏi của người Nhật.
Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật thường được dùng trong lần gặp đầu tiên hoặc trong các buổi phỏng vấn xin du học/thực tập sinh, đi xin việc, khi muốn kết bạn với người Nhật, ngày đầu làm việc tại công ty Nhật,….. Việc tự giới thiệu bản thân không chỉ cho người nghe biết thêm thông tin về mình, mà còn thể hiện được tính lịch sự của người nói và lòng tôn trọng đối với người đối diện.
Đặc biệt, trong các buổi phỏng vấn quan trọng, nếu bạn có phần giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật tốt thì đó cũng là điểm tốt để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Mặt khác, khả năng ngoại ngữ của bạn cũng sẽ được thể hiện qua phần này. Bởi vì thường lệ thì giới thiệu bản thân trong các buổi phỏng vấn chỉ có 1 phút thế nên việc sắp xếp nội dung nên nói gì để gây ấn tượng không phải là điều dễ dàng nhỉ?
Phân biệt với 自己PR
Nhắc đến khái niệm giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật, còn có 1 cụm từ khác cũng rất phổ biến như 自己紹介 đó là自己PR. Vậy 自己紹介 và 自己PR giống nhau hay khác nhau? Hiện nay, cũng có khá nhiều người học tiếng Nhật hay nhầm lần giữa 自己紹介 và 自己PR. Nghe sơ qua về từ thì có vẻ chúng giống nhau nhưng thật ra về nội dung cần truyền đạt trong khái niệm của 2 từ này lại khác nhau.
Trong trường hợp kinh doanh, như phỏng vấn thì bạn nên tham khảo sự khác nhau giữa 2 cụm từ này. Trong trường hợp giao tiếp thông thường, chủ yếu người Nhật thường dừng lại ở mức 自己紹介(Tự giới thiệu bản thân) chứ không nói đến自己PR(Tự PR bản thân).
Tham khảo:
自己紹介(Tự giới thiệu bản thân): là để nhà tuyển dụng tìm hiểu về thông tin cơ bản của bạn. Do đó, nên giới thiệu đơn giản bản tóm tắt đầy đủ về tên, vị trí hiện tại (công ty, phòng ban, nghề nghiệp, v.v.), sở thích và kỹ năng đặc biệt của bạn. Khi người phỏng vấn yêu cầu bạn giới thiệu ngắn gọn về bản thân, hãy cố gắng truyền đạt những yếu tố này một cách ngắn gọn trong khoảng một phút.
自己PR ( tự PR(quảng cáo) bản thân): được dùng để truyền tải điểm mạnh của bạn. Tự quảng cáo bản thân là truyền đạt ưu điểm và thế mạnh của bạn khiến cho các công ty muốn thuê bạn. Cụ thể, bạn phải thể hiện được sự quyến rũ của bạn bằng cách chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng, tính cách và cho nhà tuyển dụng thấy được điểm mạnh của bạn được thể hiện khi nào và như thế nào.
Giới thiệu bản thân bằng tiếng nhật trong giao tiếp thông thường
Để Giới thiệu bản thân bằng tiếng nhật một cách ấn tượng trong lần gặp đầu tiên với ai đó trong tình huống giao tiếp thông thường là điều không dễ nhưng cũng không khó.
“Tự giới thiệu bản thân” được xem là một nghi thức quan trọng không thể thiếu trong văn hóa chào hỏi ở Nhật. Vì thế nếu bạn chỉ lẩm bẩm tên của mình, bạn sẽ bị gắn mác là “người không thân thiện” ngay từ ấn tượng đầu tiên. Vì thế, hãy vui vẻ và giới thiệu về mình thật tràn đầy năng lượng. Nên nói với tốc độ vừa phải và phát âm rõ ràng, dễ nghe; đặc biệt nhớ kết thúc phần tự giới thiệu bằng câu cảm ơn nữa nhé!
Dưới đây là ví dụ mẫu về thứ tự các bước “Giới thiệu bản thân bằng tiếng nhật” trong giao tiếp thông thường:
- Đầu tiên, là cúi chào
- Bước hai, vì là lần gặp đầu tiên thế nên hãy nói lời chào đầu tiên: 「はじめまして!」- /Hajimemashite/ – “Rất vui được gặp bạn”.
Trong văn hóa giao tiếp bằng tiếng Việt có thể bạn không dùng cách nói thế này, nhưng đây là câu nói thể hiện phép lịch sự và là đặc trưng phong cách giao tiếp của người Nhật, câu nói này giống như câu cửa miệng của người Nhật khi chào hỏi trong lần gặp đầu vậy. Đây cũng là nền tảng để gây ấn tượng tốt với người Nhật đó!
- Tiếp theo, cho biết về tên, tuổi, quê quán,….
Giới thiệu tên bằng tiếng Nhật như sau:
私は○○です. “Tên tôi là……”
Tuổi tác:
私は○○歳です。 “Tôi ……. tuổi.”
Quê quán, nơi sống:
○○からきました/○○に住んでいます。
“Tôi đến từ………./ Tôi đang sống ở……….”
*Sau đó bạn có thể thêm vào một vài thông tin khác, ví dụ như: trình độ học vấn, nghề nghiệp hiện tại, sở thích cá nhân,….. để đối phương hiểu rõ hơn về bạn. Cụ thể:
Trình độ học vấn:
○○大学の学生です/○○大学で勉強しています/○○大学を卒業しました。
Tôi là sinh viên đại học……./ Tôi học trường đại học………/ Tôi tốt nghiệp đại học………
Nghề nghiệp:
私は○○です。Tôi là…………. (nghề nghiệp hiện tại)
Sở thích:
私の趣味は○○です。Sở thích của tôi là……………..
- Cuối cùng, nói lời chào kết thúc như: 「よろしくお願いいたします」tạm dịch là “Xin hãy đối xử tốt với tôi” hoặc là “Rất mong nhận được sự giúp đỡ của bạn” trong trường hợp lịch sự với người có địa vị cao hơn. Trong trường hợp thông thường với bạn bè đồng lứa thì có thể nói「よろしく 」tạm dịch là “Rất vui khi được gặp bạn”. Và sau đó cũng sẽ cúi đầu chào 1 lần nữa để thể hiện sự chân thành.
Giới thiệu bản thân bằng tiếng nhật khi đi phỏng vấn
Trong buổi phỏng vấn, khi giới thiệu bản thân, hãy nói ngắn gọn ba điểm: “profile của bạn như tên”, “công việc hiện tại hoặc trước đây (về tên công ty, đơn vị liên kết, loại công việc)”, và “lời kết ( thể hiện sự nhiệt tình, v.v.)”.
- Profile
Về profile, đầu tiên bạn nên nói đến là tên của bạn. Trước hết, điều quan trọng là có thể truyền đạt với người phỏng vấn rằng “Bạn là ai?”. Đừng bắt đầu nói chuyện một cách đột ngột, nhưng hãy chắc chắn cung cấp tên đầy đủ của bạn.
- Về công việc hiện tại hoặc trước đây
Đối với công việc hiện tại hoặc trước đây của bạn, đầu tiên nên nói một cách súc tích, dễ hiểu về tên/loại công việc hiện tại/trước đây, tên công ty, ngoài ra nếu có thể cho biết các kỹ năng và trình độ có thể sử dụng trong công việc bạn muốn làm lần này hay không thì càng tốt. Hơn nữa, nếu nói sơ qua từng đạt thành tích tốt trong công việc có liên quan, bạn cũng có thể nâng cao đánh giá của người phỏng vấn đối với mình.
- Lời kết (nhiệt tình, v.v.)
Về lời kết, nếu bạn có thể cho biết lý do tại sao bạn quan tâm đến công việc/công ty này, bạn sẽ dễ dàng để lại ấn tượng hơn, vì nó thể hiện bạn có quan tâm và nghiên cứu đối với công việc/công ty này. Bằng cách truyền đạt sự nhiệt tình của mình, bạn có thể thu hút người phỏng vấn rằng bạn là người có động lực cao.
Lý do được yêu cầu 自己紹介 (giới thiệu bản thân) từ đầu
Tại cuộc phỏng vấn, người tuyển dụng sẽ cố gắng xác định xem người tìm việc có thể đóng vai trò tích cực trong công ty hay không. Sau đó, sự quyết tâm của bạn sẽ bắt đầu được thể hiện khi bạn bước vào địa điểm phỏng vấn. Vì thế, hãy giới thiệu ngắn gọn về sự hấp dẫn của bạn, chứ không chỉ có tên và lý lịch.
- Cố gắng truyền đạt thông tin chính từ 30 giây đến 1 phút
Phần tự giới thiệu bản thân trong các cuộc phỏng vấn xin việc là nơi để truyền tải ngắn gọn “Profile-lý lịch” của bạn. Đừng nhìn lại quá khứ xa xôi và nói về những điểm mạnh hoặc động lực của bạn, mà hãy tập trung vào những điểm chính. Ngoài ra, một số công ty có thể yêu cầu bạn nói chuyện trong 3 phút, vì vậy bạn cũng nên chuẩn bị trước cả 2 phần tự giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật phiên bản ngắn và dài.
Xem thêm: Đọc hiểu N3-Luyện đọc hiểu N3
- Tự giới thiệu bản thân là “ấn tượng đầu tiên” để nhận biết nét mặt và ngữ điệu của phong cách truyền đạt
Mở đầu cuộc phỏng vấn là phần giới thiệu bản thân. Vì lý do này, người phỏng vấn thường tập trung vào nét mặt và phong cách truyền đạt hơn là chiều sâu của nội dung. Nụ cười rạng rỡ, cách nói mạnh mẽ hay yếu đuối, những điều này sẽ khiến người đối diện có muốn nghe câu chuyện của bạn nhiều hơn hay không. Nên chú ý đến các chi tiết nhỏ như cách đảo mắt của bạn về phía người phỏng vấn.
Ví dụ:
「本日はお時間をいただきありがとうございます。
私は〇〇〇〇と申します。介護福祉士の資格を持っております。前職では特別養護老人ホーム〇〇園で5年間、主にユニットリーダーとして勤務しておりました。ICT導入による業務効率化やリスクマネジメントに注力してまいりました。
私はかねてより、デイサービスの仕事に興味を持っておりました。御社の求人募集を拝見し、地域に根差した介護事業に共感し、介護士として携わっていきたいと考えています。
よろしくお願いいたします。」
“Cảm ơn vì đã dành thời gian của anh/chị hôm nay để phỏng vấn tôi.
Tên tôi là OOOO. Tôi đã có giấy chứng nhận chuyên viên điều dưỡng. Về công việc trước đây, tôi chủ yếu làm việc với tư cách là tổ trưởng trong vòng 5 năm tại viện dưỡng lão đặc biệt dành cho người già. Chúng tôi đã tập trung vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý rủi ro bằng cách ứng dụng ICT (Công nghệ thông tin-Truyền thông).
Tôi có hứng thú với loại công việc day service (Dịch vụ ban ngày: một hình thức dịch vụ của cơ sở phúc lợi. Cung cấp các dịch vụ như cung cấp bữa trưa, phụ giúp tắm rửa v.v…cho người cao tuổi đến cơ sở vào ban ngày). Tôi đã thấy thông báo tuyển dụng của quý công ty, tôi cũng đồng cảm với ngành kinh doanh dịch vụ điều dưỡng có cơ sở ở khu vực này và tôi nghĩ rằng tôi muốn ứng tuyển với tư cách là một người điều dưỡng.
Tôi xin chân thành cảm ơn.”
Những điều cần tránh khi Giới thiệu bản thân bằng tiếng nhật
Ấn tượng đầu tiên thay đổi là nhờ vào phần tự giới thiệu. Bạn không nên giới thiệu bản thân quá căng thẳng hay là pha trò vì chúng cũng có thể hiệu quả nhưng cũng có thể bị thu hút bởi người nghe. Vì thế, hãy thử tham khảo qua những điểm nên tránh trong phần Giới thiệu bản thân bằng tiếng nhật và cố gắng giới thiệu bản thân một cách tự nhiên nhất nhé!
- Đừng cười
Nếu bạn lỡ bị cuốn sâu vào câu chuyện pha trò đó thì có thể điều đó sẽ trở thành một trở ngại cho việc kết bạn sau này. Tốt hơn hết là không nên cười trong phần giới thiệu bản thân ở lần gặp đầu tiên.
- Hãy khiêm tốn trong những câu chuyện nghe có vẻ tự hào
Tự giới thiệu chứ không phải là tự PR bản thân. Vì thế, tốt nhất là nên khiêm tốn hoặc tránh những câu chuyện mà bạn tự hào về mình, chẳng hạn như 「こんなにすごいことをした」- “Tôi đã làm một điều tuyệt vời như thế này…..” hoặc là「こんな人と知り合いだ」- “Tôi quen biết một người như thế này.”
- Không nói quá (chém gió), không nói dối
Chỉ vì muốn thể hiện điểm tốt của bản thân, mà bạn nói dối hay phóng đại câu chuyện, thì bạn có thể nhanh chóng bị bắt bài và cảm thấy xấu hổ. Cố gắng truyền đạt thật tự tin những gì mà bản thân bạn vốn có.
- Không nên đưa quá nhiều thông tin
Về nguyên tắc, bạn nên “giới thiệu bản thân một cách ngắn gọn”. Tốt nhất không nên thêm vào quá nhiều câu chuyện về mình như “ Tôi gặp chuyện này”, “Tôi làm chuyện kia”,…. Hãy nói một cách ngắn gọn và súc tích cho phần giới thiệu bản thân trong lần gặp đầu tiên. Nếu kể quá nhiều về quá khứ, kinh nghiệm, câu chuyện trước kia sẽ dễ bị nhầm lẫn là 自己PR. Bạn nên nói khoảng 30 giây hoặc tối đa là 1 phút, hãy thử luyện tập và canh thử thời gian nhé!
- Làm cho mức độ nhiệt tình phù hợp với nhiệt độ xung quanh
Chọn một đoạn giới thiệu bản thân mà bạn cảm thấy nó phù hợp với tâm trạng của những người xung quanh bạn. Trong trường hợp phỏng vấn, bằng cách truyền đạt khéo léo sự nhiệt tình của mình, bạn có thể thu hút người phỏng vấn rằng bạn là người có động lực cao.
Trên đây là bài viết tổng hợp các kiến thức hữu ích về Giới thiệu bản thân bằng tiếng nhật. Giới thiệu bản thân bằng tiếng nhật là kiến thức rất cần thiết trong văn hóa giao tiếp đời thường cũng như trong giao tiếp kinh doanh ở Nhật.
Cùng với việc cung cấp các kiến thức thú vị về văn hóa Nhật, và là nơi cung cấp đa dạng các loại sách từ sách tiếng Nhật cho đến sách kỹ năng sống, hiện tại Daruma còn cung cấp thêm các dịch vụ du học Nhật Bản đầy chất lượng. Nếu muốn tìm hiểu kĩ hơn về dịch vụ du học thì hãy click tại đây để tìm trường phù hợp với mình nhé!