Đối với người học tiếng Nhật cơ bản thì việc luyện viết rất quan trọng, bởi nó giúp bạn nhớ mặt chữ lâu hơn. Không chỉ vậy, thường xuyên luyện chữ sẽ giúp cho nét chữ của bạn ngày càng mềm mại hơn. Tuy nhiên cách viết kanji đẹp là điều không hề dễ dàng, vì vậy nhà sách Daruma xin chia sẻ một số bí quyết cách viết kanji cho người mới bắt đầu và quy tắc viết kanji cần chú ý, các bạn tham khảo nhé!
Tóm tắt nội dung
Cách viết kanji
Chữ kanji là loại văn tự biểu ý kiêm biểu âm, được cấu tạo bằng các nét, mỗi chữ được viết trong một ô vuông. Nét chữ kanji là đơn vị cấu thành nhỏ nhất của chữ kanji, được biểu hiện bằng các đường vạch. Vì thế, muốn viết kanji đẹp và chuẩn phải bắt đầu từ việc luyện viết các nét chữ. Nét chữ viết đúng hay sai, viết đẹp hay xấu đều trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng viết chữ kanji. Khi viết các nét, phải nắm được đặc điểm của nét đó.
Dựa vào đặc điểm các nét, ta có thể phân thành các loại sau:
• Nét ngang: 一 . Khi viết các nét này phải viết sao cho nét thẳng phải thẳng như sợi dây kéo căng nhưng không cứng.
• Nét cong tròn: Phẩy ノ , 丿 ; Mác 乀 ; Cong móc亅 .
• Nét cong gập: Sổ cong ; Sổ cong móc 乚 . Khi viết cong phải cong như cánh cung nhưng không yếu, nét cong gập chỗ
• Nét gập: Ngang gập ┐ ; Sổ gập ∟ . Nét dài và ngắn. Nói nét dài hay ngắn là nói trong sự so sánh của cùng một loại nét, độ dài ngắn này là do cấu tạo của chữ quyết định.
• Nét ngang: Ngang ngắn 一 ; Ngang dài 一 .
• Nét sổ: Sổ ngắn ㄧ; Sổ dài ㄧ .
• Nét phẩy: Phẩy ngắn ノ; Phẩy dài ノ .
Cách học 3 tháng được 1000 kanji : hack não kanji
Khi viết các nét này phải xác định được vị trí, độ dài ngắn của nét trong chữ để viết cho phù hợp.
• Nét đậm và thanh ( nhỏ và to): Nét đậm hay thanh là do khi viết nhấn ngòi bút mạnh hay nhẹ.
+ Nét ngang và nét sổ khi đặt bút viết và trước khi nhấc bút thì nhấn bút mạnh hơn, nét chữ đậm hơn; khi đưa bút thì nhấn nhẹ hơn, nét chữ thanh hơn: 一 .
+ Những nét có dạng nhọn như nét phảy, mác, móc và hất khi đặt bút và đưa bút nhấn bút mạnh hơn, nét chữ đậm; khi kết thúc nét thì nhấc dần bút, nét chữ thanh và nhọn dần: ノ , 亅
• Nét đứng và nghiêng: Nét đứng hay nghiêng là do sự thay trạng thái của nét. Cùng một nét nhưng ở các chữ có kết cấu khác nhau sẽ có sự thay đổi trạng thái đứng hay nghiêng khác nhau để chữ được cân đối.
Ví dụ: Nét phẩy trong chữ 人 ( rén ) viết thành nét phẩy nghiêng ノ ; nét phẩy trong chữ 月 ( yuè ) viết thành nét phẩy đứng 丿.
Xem ngay: Cách học kanji hiệu quả
Khi viết mỗi chữ đều có 3 bước:
– Đặt bút: Đặt bút nhẹ hoặc nhấn mạnh.
– Đưa bút: Đưa bút hơi nhẹ, nét viết hoặc thẳng hoặc cong hoặc gập.
– Nhấc bút: Nhấc bút hoặc nhấn mạnh hoặc nhấc nhẹ dần tạo thành nét (có đầu) nhọn.
Chú ý:
Để viết ra một chữ kanji đẹp và chuẩn, nét chữ viết ra vừa phải cứng vừa phải mềm. Nét ngang, nét sổ phải bằng phải thẳng; nét cong phải cong đều như cánh cung, nét cong gập phải cong tròn tự nhiên. Khi viết chữ kanji bạn cần phải thả lỏng tay của mình, không nên cầm quá chặt bút bởi như vậy sẽ làm cho các đường nét, con chữ của bạn thô cứng, lệch và xấu… Thả lỏng tay viết mềm mại, nhẹ nhàng.
Cách viết kanji cho người mới bắt đầu học
Cách viết kanji bộ thủ-cách viết kanji
Nếu bạn mới bắt đầu học tiếng Nhật để viết được chữ kanji đẹp và chuẩn như người Nhật bạn nên tập viết thuộc lòng 214 bộ thủ. Bộ thủ là bộ phận cấu thành chữ, cũng là mục để tra chữ. Nếu các bạn nhớ bộ thủ thì việc viết chữ kanji không còn là vấn đề khó khăn.
Khi viết bộ thủ cũng cần chú ý vị trí của bộ thủ trong chữ: bên trái, bên phải, bên trên, bên dưới.
Ví dụ:
– Viết bộ nữ (女): Viết nét phẩy chấm phải viết hẹp (đứng) và dài, nét phẩy thứ hai nghiêng hơn nét phẩy thứ nhất, nét ngang dài thành nét hất viết ngang mà không cắt qua nét phẩy thứ hai. Ví dụ: 好
– Viết bộ mộc (木) : Viết nét ngang ngắn, viết nét sổ cắt nét ngang ở gần sát đầu bên trên; đặt bút ở chỗ cắt nhau giữa hai nét viết nét phẩy ngắn; đặt bút ở dưới chỗ cắt nhau một chút viết nét chấm phải. Ví dụ: 林
Cách viết kanji chữ độc thể
Chữ độc thể là loại chữ có kết cấu đơn giản (độc thể).
Viết chữ độc thể phải ngang bằng sổ thẳng, trọng tâm ổn định: 干、年、半. Phẩy mác vươn dài, giữ được cân bằng: 米、衣. Ngang sổ cân bằng, mau thưa cân đối. Xác định nét chính, nắm vững trọng tâm: 士、左、我. Nét chữ hô ứng, hình chữ sinh động.
Cách viết kanji hợp thể
Chữ hợp thể là chữ có kết cấu hợp thể do hai hay nhiều bộ thủ kết hợp với nhau tạo thành. Cùng một bộ thủ nhưng ở các chữ khác nhau có thể có những vị trí khác nhau và chiếm một tỉ lệ diện tích khác nhau trong chữ, vì thế tạo nên sự đa dạng về hình thức tổ hợp của chữ hợp thể. Khi viết chữ hợp thể cần chú ý tỉ lệ giữa các bộ phận của chữ sao cho hài hòa cân đối.
Xem ngay: Bảng chữ cái kanji
Quy tắc viết kanji
8 nét cơ bản trong tiếng Nhật-cách viết kanji
Nét ngang | Nét thẳng ngang, kéo từ trái sang phải. | |
Nét sổ thẳng | Nét thẳng đứng, kéo từ trên xuống dưới. | |
Nét phẩy | Nét cong, kéo xuống từ phải qua trái. | |
Nét mác | Nét cong, kéo xuống từ trái qua phải. | |
Nét hất | Nét thẳng, đi lên từ trái sang phải. | |
Nét ngang gập | Nét ngang kết hợp với nét sổ, nhưng bị gập lại. | |
Nét móc | Nét ngang móc ở cuối nét. | |
Nét chấm | Một dấu chấm từ trên xuống dưới. |
8 quy tắc viết chữ kanji-cách viết kanji
Quy tắc 1:
Ngang trước sổ sau Ví dụ: chữ Thập “十” (số 10) Viết nét ngang trước, nét dọc viết sau. |
十 | Quy tắc 2:
Phẩy trước mác sau Ví dụ: chữ Bát “八”(số 8) Viết nét phẩy trước, nét mác viết sau. |
八 |
Quy tắc 3:
Trái trước phải sau Ví dụ: Với chữ Châu “州”(bang) Viết lần lượt các nét từ trái qua phải: chấm, phẩy, chấm, sổ, chấm, sổ. |
州 | Quy tắc 4:
Trên trước dưới sau Ví dụ: chữ Tam “ 三”(Số 3) Mỗi nét được viết từ trái qua phải và lần lượt từ trên xuống dưới. |
三 |
Quy tắc 5:
Ngoài trước trong sau Ví dụ: chữ Phong “風” (Gió) Bên ngoài viết trước, bên trong viết sau. |
風 | Quy tắc 6:
Vào trước đóng sau Ví dụ: chữ Hồi “回” (Trở về) Khung ngoài viết trước, viết tiếp bộ khẩu bên trong và cuối cùng là đóng khung lại. |
回 |
Quy tắc 7:
Giữa trước 2 bên sau Ví dụ: chữ Thủy “水” (Nước) Nét ở giữa viết trước, tiếp đến là viết bên trái, rồi viết bên phải cuối cùng. |
水 | Quy tắc 8:
Bộ 辶 và 廴 viết sau cùng Viết các bộ khác trước, bộ sước辶và bộ dẫn viết sau cùng. Ví dụ: chữ Nghịch “逆” (ngược, nghịch). Bộ văn viết trước, bộ sước viết sau: |
逆 |
Như vậy, cách viết kanji không hề đơn giản đúng không ạ? Nhưng nếu các bạn học kĩ các bộ thủ, việc nhớ cách viết và nhớ ý nghĩa của chữ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nếu các bạn gặp khó khăn trong cách viết kanji , hãy theo dõi các bài viết dạy cách nhớ chữ Kanji nhanh nhất của nhà sách Daruma nhé!