Top 10+ các thể trong tiếng Nhật phải nhớ

Để có thể tiếp cận những kiến thức nâng cao hơn, bạn buộc phải sử dụng thành thạo các thể trong tiếng Nhật. Cần ghi nhớ rằng, nếu bạn muốn chinh phục các kì thi trong nước hay quốc tế như JLPT, thương mại BJT, STBJ, J.TEST,… thì nhất định bạn phải thuộc lòng 12 các thể trong tiếng Nhật cơ bản. Hiểu được điều đó, Daruma đã tổng hợp lại 12 các thể trong tiếng Nhật bạn cần phải nhớ.

Tổng hợp tất cả các thể trong tiếng Nhật

Thể ます

Top 10+ các thể trong tiếng Nhật phải nhớ

Cách dùng hậu tố ますlà một nét đặc trưng của kính ngữ (敬語), nó giúp cho cuộc trò chuyện trở nên lịch sự hơn. Thể ます được tạo nên từ phần gốc của động từ (phía trướcます) và trợ động từ ます.

Cách chia:

Động từ nhóm 1: Động từ âm cuối ở dạng う chuyển sang cột いthêm trợ từ ます

Ví dụ: あう (gặp) → あいます, きく (nghe/hỏi) → ききます, はなす (nói chuyện) → はなします, たつ (đứng) → たちます, わかる (hiểu) → わかります

Động từ nhóm 2: Động từ âm cuối る lượt bỏ đi thêm trợ từ ます

Ví dụ: たべる (ăn) → たべます, みる (nhìn, xem) → みます, おしえる (dạy) → おしえます

Động từ nhóm 3: Động từ する chuyển thành します. Động từ くるchuyển thành きます

Thể từ điển – thể る

Top 10+ các thể trong tiếng Nhật phải nhớ

Thể từ điển hay còn được gọi là thể rút ngắn của thể ます. Thể từ điển cũng thường hay được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày, nhưng thường là với bạn bè hoặc người thân trong gia đình.

Cách chia:

Động từ nhóm 1: Các âm cuối hàng いsẽ được chuyển thành hàng う bỏ ます

Ví dụ: あう  (gặp), はなす (nói chuyện), きく  (nghe/hỏi), のむ  (uống)

Động từ nhóm 2: Chỉ cần thay ますthành る

Ví dụ: たべる (ăn) , みる (nhìn, xem) , おしえる (dạy) 

Động từ nhóm 3: Động từ します chuyển thành する. Động từ きますchuyển thànhくる

Thể phủ định – thể ない

Top 10+ các thể trong tiếng Nhật phải nhớ

Thể phủ định của động từ trong tiếng Nhật là Vません, còn ない là thể rút ngắn của ません.

Cách chia:

Động từ nhóm 1: Động từ âm cuối いđứng trước ますchuyển thành âm わ bỏ ますthêm ません

Ví dụ: あう → あわない (không gặp), いう → いわない  (không nói), はなす → はなさない (không nói chuyện), きく → きかない (không hỏi, không nghe)

Động từ nhóm 2: Bỏ ますthêm ません

Ví dụ: たべる → たべない (không ăn), おきる → おきない (không dậy), かりる → かりない (Không mượn)

Động từ nhóm 3: Động từ します bỏ ます rồi thêm ない . động từ きます sẽ thành こない

Thể て

Top 10+ các thể trong tiếng Nhật phải nhớ

Cách chia:

Động từ nhóm 1: Tùy thuộc vào âm cuối của động từ sẽ có cách chia khác nhau

  • Động từ thể ます có い、ち、り、ở cuối câu sẽ đổi thành って

Ví dụ: あいます(gặp) → あって, たちます(đứng)→ たって, とります(lấy)→ とって

  • Động từ thể ます có き ở cuối câu sẽ đổi thành いて

Ví dụ: かきます(viết)→ かいて, みがきます(đánh bóng, mài)→ みがいて

  • Động từ thể ます có ぎ cuối câu sẽ đổi thành いで

Ví dụ: いそぎます(khẩn trương, nhanh) → いそいで

  • Động từ thể ますcó み, び, に ở cuối câu sẽ được đổi thành んで

Ví dụ: よみます(đọc) → よんで, とびます(bay)→ とんで, しにます(chết)→ しんで

  • Động từ thể ますcó し ở cuối câu, chỉ cần bỏ ます thêm て

Ví dụ: はなします(nói)→ はなして, だします(nộp, xuất)→ だして

Động từ nhóm 2: Động từ thể ます, chỉ cần bỏ ます thêm て

Ví dụ: しめます(đóng)→ しめて, おきます(thức dậy)→ おきて

Động từ nhóm 3: Đối với các động từ có đuôi します  chỉ cần bỏ ます rồi thêm て

Ví dụ: べんきょうします(học)→ べんきょうして、さんかします(tham gia)→さんかして

Còn với động từ きます sẽ thành きて

Thể た

Top 10+ các thể trong tiếng Nhật phải nhớ

Để diễn đạt những sự việc, hành động đã xảy ra trong quá khứ, chúng ta dùng thể た hay còn gọi là động từ quá khứ dạng ngắn.

Cách chia:

Cách chia của nhóm này cũng tương tự như với thể て ở trên

Động từ nhóm 1: Tùy thuộc vào âm cuối của động từ sẽ có cách chia khác nhau

  • Động từ thể ます có い、ち、り、ở cuối câu sẽ đổi thành った

Ví dụ: あいます(gặp) → あった, たちます(đứng)→ たった, とります(lấy)→ とった

  • Động từ thể ます có き ở cuối câu sẽ đổi thành いた

Ví dụ: かきます(viết)→ かいた, みがきます(đánh bóng, mài)→ みがいた

  • Động từ thể ます có ぎ cuối câu sẽ đổi thành いだ

Ví dụ: いそぎます(khẩn trương, nhanh) → いそいだ, さわぎます(trạm, sờ)→ さわいだ

  • Động từ thể ますcó み, び, に ở cuối câu sẽ được đổi thành んだ

Ví dụ: よみます(đọc) → よんだ, とびます(bay)→ とんだ, ふみます(nhảy)→ ふんだ

  • Động từ thể ますcó し ở cuối câu, chỉ cần bỏ ます thêm た

Ví dụ: はなします(nói)→ はなした, だします(nộp, xuất)→ だした

Động từ nhóm 2: Động từ thể ます, chỉ cần bỏ ます thêm た

Ví dụ: しめます(đóng)→ しめた, ほめます(khen)→ ほめた

Động từ nhóm 3: Đối với các động từ có đuôi します  chỉ cần bỏ ます rồi thêm た

Ví dụ: とうちゃくします(đến nơi)→ とうちゃくした、さんかします(tham gia)→さんかした

Còn với động từ きます sẽ thành きた

Thể bị động tiếng Nhật

Top 10+ các thể trong tiếng Nhật phải nhớ

Cách chia:

Động từ nhóm 1:

  • Những động từ có âm い đứng trước ます sẽ chuyển thành âm わ, bỏ ます rồi thêm れます.

Ví dụ: かいます(mua)→ かわれます, ならいます(học tập)→ ならわれます

  • Những động từ còn lại thuộc hàng い sẽ đổi sang hàng あ, bỏ ます rồi thêm れます.

Ví dụ: とります(lấy)→ とられます, のみます(uống)→ のまれます, ききます(nghe)→ きかれます

Động từ nhóm 2:Tất cả các động từ thuộc nhóm 2 chỉ cần bỏ ます rồi thêm られます

Ví dụ: たります (đủ)→ たりられます, きます (mặc)→ きられます

Động từ nhóm 3: Động từ します sẽ bỏ します  và thêm されます.

Ví dụ: しょくじします(dùng bữa)→ しょうくじされます

Động từ きます chuyển thành こられます

Xem ngay: Thể bị động trong tiếng Nhật để biết thêm chi tiết

Thể sai khiến

Top 10+ các thể trong tiếng Nhật phải nhớ

Thể sai khiến là tổng hợp cách động từ mang ý nghĩa yêu cầu, sai khiến người khác làm điều gì đó.

Cách chia:

Động từ nhóm 1:

  • Những động từ có âm い đứng trước ます sẽ chuyển thành âm わ, bỏ ます rồi thêm せます

Ví dụ: かいます(mua)→ かわせます, はらいます(trả, thanh toán)→ はらわせます

  • Những động từ còn lại thuộc hàng い sẽ đổi sang hàng あ, bỏ ます rồi thêm せます

Ví dụ: とります(lấy)→ とら せます, のみます(uống)→ のま せます, ききます(nghe)→ きか せます

Động từ nhóm 2:Tất cả các động từ thuộc nhóm 2 chỉ cần bỏ ます rồi thêm させます

Ví dụ: たります (đủ)→ たりさせます, きます (mặc)→ きさせます, しめます(đóng)→ しめさせます

Động từ nhóm 3: Động từ します sẽ bỏ します  và thêm させます.

Ví dụ: しょくじします(dùng bữa)→ しょうくじさせます

Động từ きます chuyển thành こさせます

Xem ngay: Thể sai khiến trong tiếng Nhật để biết thêm chi tiết

Thể khả năng

Top 10+ các thể trong tiếng Nhật phải nhớ

Thể khả năng là cách chia động từ thành một động từ mới mang nghĩa thể hiện khả năng thực hiện được hành động nào đó của chủ thể.

Cách chia:

Động từ nhóm 1: Những động từ hàng い sẽ chuyển thành hàng え giữ nguyên ます

Ví dụ: あいます (gặp) → あえます, ききます (nghe/hỏi) → きけます, はなします(nói chuyện) → はなせます, たちます (đứng) → たてます

Động từ nhóm 2: Tất cả các động từ thuộc nhóm 2, chỉ cần bỏ ます rồi thêm られます.

Ví dụ:  たべます (ăn) → たべられます, みます (nhìn, xem) → みられます, おしえます (dạy) → おしえられます

Lưu ý: Nhóm này sẽ có cách chia giống với thể bị động, người học cần phải dựa vào ngữ cảnh, ngữ điệu để xác định xem động từ thuộc loại nào.

Động từ nhóm 3: Động từ します  thành できます và きます  thành   こられます

Xem ngay: Thể khả năng trong tiếng Nhật để biết thêm chi tiết

Thể điều kiện tiếng nhật

Top 10+ các thể trong tiếng Nhật phải nhớ

Thể điều kiện là cách chia động từ nhằm diễn đạt hành động hãy sự việc gì đó sẽ xảy ra khi có điều kiện cụ thể nào đó

Cách chia:

Động từ nhóm 1: Những động từ hàng い sẽ chuyển thành hàng え, bỏ ます rồi thêm ば

Ví dụ: あいます (gặp) → あえば, ききます (nghe/hỏi) → きけば, はなします (nói chuyện) → はなせば, たちます (đứng) → たてば

Động từ nhóm 2: Tất cả các động từ thuộc nhóm 2, chỉ cần bỏ ます rồi thêm れば. 

Ví dụ:  たべます (ăn) → たべれば, みます (nhìn, xem) → みれば, おしえます (dạy) → おしえれば

Động từ nhóm 3: Động từ します chuyển thành すれば và きます chuyển thành くれば

Ngoài ra, thể điều kiện còn có quy tắc chia với cả Tính từ và Danh từ. 

Tính từ đuôi い: ta bỏ い thêm ければ

Ví dụ: たかい(cao)→ たかければ、いい(tốt)→ よければ

Tính từ đuôi な:bỏ な thêm なら

Ví dụ: しずかな(yên tĩnh)→ しずかなら

Danh từ: chỉ cần thêm なら phía sau N

Ví dụ: ゆき(tuyết)→  ゆきなら, あめ(mưa)→  あめなら

Xem ngay: Thể điều kiện trong tiếng Nhật để biết thêm chi tiết

Thể ý hướng – thể ý chí

Top 10+ các thể trong tiếng Nhật phải nhớ

Thể ý chí hay còn gọi là thể ý hướng nhằm diễn tả ý chí mong muốn mời mọc, rủ rê hoặc đề xuất mong muốn được thực hiện một hành động nào đó.

Cách chia:

Động từ nhóm 1: Những động từ hàng い sẽ chuyển thành hàng お, bỏ ます rồi thêm う

Ví dụ: かます (mua) → かおう, ききます (nghe/hỏi) → きこう, はなします (nói chuyện) → はなそう, だします(đưa ra, nộp) → だそう

Động từ nhóm 2: Tất cả các động từ thuộc nhóm 2, chỉ cần bỏ ます rồi thêm よう.

Ví dụ: おきます(thức dậy) →  おきよう, みる (nhìn, xem) → みよう

Động từ nhóm 3: Động từ します chuyển thành しよう  và きます chuyển thành こよう

Xem ngay: Thể ý chí trong tiếng Nhật để biết thêm chi tiết

Thể mệnh lệnh

Top 10+ các thể trong tiếng Nhật phải nhớ

Thể mệnh lệnh là thể chia động từ nhằm thể hiện những mệnh lệnh mà người nói muốn người nghe bắt buộc phải thực hiện.

Cách chia:

Động từ nhóm 1: Những động từ hàng い sẽ chuyển thành âm え, bỏ ます 

Ví dụ: いいます (nói) → いえ, ききます (nghe/hỏi) → きけ, みがきます(đánh, mài) → みがけ

Động từ nhóm 2: Tất cả các động từ thuộc nhóm 2, chỉ cần bỏ ます rồi thêm ろ.

Ví dụ:  たべます (ăn) → たべろ, みます (nhìn, xem) → みろ, ねます(ngủ) → ねろ

Động từ nhóm 3: Động từ します chuyển thành しろ và きます chuyển thành こい

Xem ngay: Thể mệnh lệnh trong tiếng Nhật để biết thêm chi tiết

Thể cấm chỉ

Top 10+ các thể trong tiếng Nhật phải nhớ

Thể cấm chỉ dùng để ra lệnh, cấm đoán người nghe không được làm hành động gì. Khác với mệnh lệnh là đưa ra yêu cầu và người nghe phải thực hiện thì thể cấm chỉ là cấm không được làm gì.

Cách chia:

Động từ nhóm 1: Những động từ hàng い sẽ chuyển thành âm う, bỏ ます thêm な 

Ví dụ: かいます (mua) → かうな, ききます (nghe/hỏi) → きくな, すいます(hút) →すうな

Động từ nhóm 2: Tất cả các động từ thuộc nhóm 2, chỉ cần bỏ ます rồi thêm な.

Ví dụ: おきます(thức dậy) →  おきな, みます (nhìn, xem) → みな

Động từ nhóm 3: Động từ します chuyển thành するな và きます chuyển thành くるな

Trên đây là tổng hợp top 12 các thể trong tiếng Nhật các bạn cần phải nắm rõ nếu muốn học lên cao tiếng Nhật. Daruma mong rằng qua bài viết này giúp các bạn hệ thống lại được kiến thức mình đã học, ôn lại những kiến thức cũ và học thêm những kiến thức mới. Chúc các bạn học tốt tiếng Nhật! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *