Luyện nghe tiếng nhật cho người mới bắt đầu

Luyện nghe tiếng nhật cho người mới bắt đầu là bài viết tổng hợp một số phương pháp và kỹ năng giúp Bạn luyện nghe tiếng Nhật hiệu quả hơn. Kỹ năng nghe tốt là phương tiện thiết yếu nhất để học ngôn ngữ, thế nhưng nó lại là yếu tố bị bỏ quên nhiều nhất ở người bắt đầu học tiếng Nhật. Nếu muốn có một tương lai nói tiếng Nhật trôi chảy, bạn không thể chỉ dựa vào những bảng từ mới hay sách ngữ pháp. Bạn cần một KHỞI ĐẦU ĐÚNG – học tiếng Nhật bằng cách luyện nghe.

Luyện nghe tiếng nhật cho người mới bắt đầu gồm những giai đoạn nào?

Bước 4: Thực hành nghe bị động (nghe tắm) với đoạn clip trên Đừng quên thực hành nghe đi nghe lại đoạn clip thật nhiều lần nhé. Bước nghe bị động sẽ giúp não bộ ôn luyện từ vựng trong vô thức và rèn cho đôi tai nhận diện chúng. Bạn có thể: Nghe lại nhưng không nhìn phụ đề Nghe và nhại lại theo lời của người nói Nghe tắm khi đang làm các công việc hằng ngày như rửa bát, ngồi xe buýt, lau nhà,… Sau khi đã hoàn tất luyện nghe với đoạn clip đó, bạn có thể chuyển sang luyện tập với các đoạn clip tiếp theo. Nhưng hãy đảm bảo rằng bạn đã có thể nghe, hiểu toàn bộ đoạn clip mà không nhìn phụ đề. Đồng thời, khi nghe clip, bạn có thể nhắc lại chính xác các câu nói, câu thoại cùng lúc với người nói trong video. Dưới đây là một số gợi ý các phim và ca khúc có mức từ vựng đơn giản, nội dung hay và dễ nhớ để bạn bắt đầu hành trình học tiếng Anh thật vui vẻ. ❤️ Các phim luyện nghe cho người mới bắt đầu Friends Extra English 10 things I hate about you Mean girls Finding Nemo

Giai đoạn 1: Làm quen với phát âm và ngữ âm tiếng Nhật

Để có thể nghe tiếng Nhật hiệu quả, Bạn phải làm quen và phát âm đúng từ và ngữ điệu. Vì vậy ở giai đoạn đầu, Bạn phải luyện tập phát âm tiếng Nhật đúng. Phát âm đúng còn giúp Bạn cải thiện khả năng nói về sau này. Vì vậy khi học tiếng Nhật ở giai đoạn sơ cấp, Bạn nên mở máy lên nghe từ vựng trước rồi sau đó phát âm theo máy. Cố gắng đọc từng từ sao cho giống trong máy hết sức có thể.

Giai đoạn 2: Luyện kỹ năng nghe với các giáo trình luyện nghe đơn giản đơn giản

Bạn đã thấy sẵn sàng hơn rồi chứ? Sau khi đã làm quen với các âm thanh cơ bản trong tiếng Nhật và biết cách pha trộn các âm để tạo thành từ, bạn đã có thể bắt đầu luyện nghe  tiếng Nhật với những giáo trình luyện nghe ở mức cơ bản

Bạn có thể luyện nghe trong sách cơ bản như: choukai tasuku 1, choukai tasuku 2, hoặc mainichi kikitori vol 1, mainichi kikitori vol 2.

Ngoài ra, Bạn còn có thể luyện nghe bằng một số chương trình phổ biến như NHK easy. Ở giai đoạn này bạn chỉ cần tập trung lắng nghe và nghe ngấm chứ chưa cần hiểu hết. Điều quan trọng là bạn cần nghe càng nhiều càng tốt và nghe mọi lúc mọi nơi nếu có thể để não bộ quen với việc xử lí ngôn ngữ mới. 💪 💪 💪

Giai đoạn 3: Xem video/ phim yêu thích

Nếu bạn có thể luyện nghe tiếng Nhật từ một số video giới thiệu du lịch hay nấu món ăn và có được kết quả tương tự như học trên lớp, tôi cho là bạn sẽ không ngần ngại rời lớp học ngay. Không thể phủ nhận, khi luyện kỹ năng nghe với nội dung yêu thích, chúng ta sẽ có hứng thú học và không gặp cảm giác chán nản.

Đọc đến đây, rất có thể bạn đang nghĩ: “Trình độ như tôi thì chắc phải xem phụ đề tiếng Việt, như thế thì học tiếng Nhật thế nào?”. Thật ra, phụ đề tiếng Việt rất có ích, nhưng nếu bạn chỉ xem xong và để đấy, chắc chắn nó sẽ không giúp ích gì nhiều ngoài nói cho bạn nội dung bộ phim.

Vậy phải làm thế nào để học tiếng Nhật qua phim một cách đơn giản và hiệu quả? Hãy đọc tiếp nhé.

Bước 1:  Xem video/ phim để hiểu nội dung

Trước hết, hãy tìm một video/phim mà bạn muốn xem trên Netflix, Youtube, Phim Learning, vân vân.

Sau khi đã chọn được video yêu thích để luyện tập, bạn hãy bắt đầu xem để nắm được nội dung chính của video/phim. Để hỗ trợ việc hiểu nội dung, bạn hoàn toàn có thể xem video với phụ đề song ngữ hoặc sử dụng từ điển, công cụ tra từ tại chỗ nếu dùng phụ đề tiếng Nhật

Bước 2: Thực hành nghe chủ động với một đoạn clip ngắn

Việc luyện nghe chủ động sẽ gồm hai quá trình chủ đạo: nghe chi tiết (bottom up) và nghe hiểu (top down). Hai quá trình luyện nghe “bottom-up” và “top-down” đều có ý nghĩa trong việc cải thiện kỹ năng nghe của người học.

Tuy nhiên, các bài tập nghe “bottom-up” thường có ích hơn cho người mới bắt đầu luyện nghe tiếng Nhật. Bởi lẽ, lúc này người học bị giới hạn bởi khả năng ngôn ngữ ít ỏi, nên họ gần như không tự động xử lý được những thông tin mình đang nghe.

Để luyện nghe “bottom-up”, người mới học cần tiến hành nghe với những bài nghe có tốc độ chậm. Trong quá trình đó, bạn cần tập trung vào các chi tiết nghe được kết hợp với việc làm các bài tập thực hành để nhớ lâu.

(1) Chọn một đoạn clip ngắn từ video hay tập phim bạn vừa xem ở bước 1 (tầm 30s – 1 phút)

Đầu tiên, bạn cần chọn một đoạn ngắn trong video hay tập phim bạn đang xem để tiến hành luyện tập cho đến lúc thật nhuần nhuyễn. Đoạn clip nên ngắn từ 30 giây đến 1 phút và là đoạn bạn yêu thích.

(2) Luyện nghe qua clip với phương pháp “Delayed Repetition” (auto-pause):

Bước tiếp theo là “Delayed Repetition” – kỹ thuật luyện nghe tiếng Nhật yêu cầu người học nghe một câu hay một cụm từ dài, chờ vài giây rồi nhắc lại câu/ cụm từ vừa được nghe (*).

(3) Luyện nghe qua clip với phương pháp “Guided Dictation”:

“Guided Dictation” là một trong 2 dạng của phương pháp DICTATION hay còn gọi là Nghe chép chính tả. Đây là một trong những phương pháp cực kỳ hiệu quả để luyện nghe tiếng Nhật dành cho người học trình độ Trung cấp

Hai dạng nghe Dictation phổ biến là Guided Dictation và Sentence Dictation. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn hãy thực hành nghe Guided Dictation trước rồi chuyển sang nghe Sentence Dictation nhé.

(4) Luyện nghe và nhại lại từng câu thoại trong đoạn clip: 

Hoạt động nghe và nhại lại còn được gọi là Shadowing (hay kỹ thuật cái bóng). Bạn nghe từng câu thoại trong đoạn clip rồi nói lại cố gắng bắt chước y hệt ngữ điệu, cách ngắt nghỉ, trọng âm từ sao cho giống nhất

Bước 3: Ôn tập từ vựng với các game 

Giờ đây bạn hoàn tất quá trình luyện nghe chủ động và biết thêm nhiều từ mới. Ngay sau khi biết một từ vựng mới, bạn cần xem và sử dụng lại chúng càng thường xuyên càng tốt.

Tại sao? Việc liên tục dùng từ trong ngữ cảnh thông qua cả nghe/viết/đọc/nói sẽ in sâu từ vào não bộ và hạn chế việc “quên bài”.

Đây chính là sự khác biệt giữa học chủ động và “học vẹt”.

Bước 4: Thực hành nghe bị động (nghe tắm) với đoạn clip trên 

Đừng quên thực hành nghe đi nghe lại đoạn clip thật nhiều lần nhé. Bước nghe bị động sẽ giúp não bộ ôn luyện từ vựng trong vô thức và rèn cho đôi tai nhận diện chúng.  Bạn có thể:

  • Nghe lại nhưng không nhìn phụ đề
  • Nghe và nhại lại theo lời của người nói
  • Nghe tắm khi đang làm các công việc hằng ngày như rửa bát, ngồi xe buýt, lau nhà,…

Sau khi đã hoàn tất luyện nghe với đoạn clip đó, bạn có thể chuyển sang luyện tập với các đoạn clip tiếp theo. Nhưng hãy đảm bảo rằng bạn đã có thể nghe, hiểu toàn bộ đoạn clip  mà không nhìn phụ đề. Đồng thời, khi nghe clip, bạn có thể nhắc lại chính xác các câu nói, câu thoại cùng lúc với người nói trong video.

Hy vọng bài viết luyện nghe tiếng Nhật cho người mới bắt đầu sẽ giúp Bạn có thêm một số kiến thức cơ bản về môn nghe hiểu. Giúp cho việc học tiếng Nhật trở nên nhẹ nhàng và đơn giản hơn.

Xem thêm: luyện thi N3

 

Luyện nghe tiếng Nhật hiệu quả cần phải thực hiện các bước sau trong quá trình nghe

Bước 1: 2 lần nghe và trả lời câu hỏi trong sách nghe. Sau khi nghe lần 1 thì chọn đáp án, sau đó nghe lại lần 2 và kiểm tra xem mình có muốn đổi đáp án hay không. Sau khi có kết quả sẽ biết được khả năng sai như thế nào, nếu nghe đúng thì sẽ đúng ở lần 1 hay lần 2 để có hướng cải thiện.

Bước 2: Kiểm tra đáp án, đọc và nắm bắt toàn bộ nội dung bài nghe

Bước 3:  2 lần nghe không nhìn phụ đề để đánh giá xem có thể nghe được bao nhiều phần trăm nội dung chi tiết. Nếu đã nghe tốt thì có thể rút ngắn lại thành 1 lần nghe.

Bước 4:  2 lần vừa nghe vừa nhìn phụ đề. Tập trung nghe những từ khó nghe, những từ bị biến âm. Ngoài ra cũng cần luyện từ vựng mới mà nghe nãy giờ nghe hoài vẫn chưa nghe được.

Bước 5: 2 lần nghe, vừa nghe vừa nhìn phụ đề và nói theo băng. Mục đích của 2 lần nghe này là để luyện phát âm và ngữ điệu giống như người Nhật. Có thể nói là “nhái” theo người bản xứ

Bước 62 lần nghe, vừa nghe vừa nói nhưng không nhìn phụ đề. Mục đích của 2 lần nghe này cũng là để luyện giọng bản xứ. Hơn nữa, khi không có gì để nhìn thì sẽ không phụ thuộc vào gì cả, và thế là chữ ở trong đầu cứ thế mà tuôn ra. Bước khó nhất trong luyện nghe

Tóm lại với 1 đoạn hội thoại sẽ nghe khoảng 9 lần và mất khoảng 10-15 phút. Luyện tập hơi mất thời gian tuy nhiên nó sẽ phát huy hiệu quả về sau nếu Bạn nào chịu khó.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *