5 điều về Hoa anh đào Nhật Bản có thể bạn muốn biết

Khi nhắc đến Nhật Bản, chúng ta thường nghĩ đến những bộ Kimono kín cổng cao tường đầy thanh lịch, những kiếm sĩ Samurai nổi tiếng một thời, hoặc những Ninja có lẽ chỉ còn tồn tại trong truyền thuyết. Đối với những bạn trẻ ngày nay, nhắc đến Nhật, có lẽ sẽ nghĩ ngay đến những bộ Amine được đầu tư kĩ càng về nội dung lẫn hình thức, lấy đi của bạn biết bao thời gian, hứng thú, thậm chí là nước mắt. Vậy, liệu các bạn có biết loài hoa nổi tiếng ở Nhật Bản là gì không?

Đúng vậy, chính là Hoa Anh Đào (hay còn gọi là Sakura) đấy. Tuy hoa anh đào không phải Quốc hoa của Nhật Bản, những nó lại mang ý nghĩa rất thiêng liêng đối với họ. Trong bài viết này, Daruma sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin cần thiết về những loài hoa anh đào này nhé.

Nếu bạn là một người yêu cây cỏ, tận hưởng với việc chăm sóc, làm đẹp cho chúng, thì bạn chắc chắn không thể bỏ qua bài viết này rồi.

>>kiến thức tiếng Nhật

5 điều về hoa anh đào có thể bạn muốn biết

5 dieu ve hoa anh dao co the ban muon biet

1. Truyền thuyết về hoa anh đào

Ngoài cách gọi “Đất nước Mặt Trời mọc”, Nhật Bản còn được gọi là “Xứ sở hoa anh đào”. Từ đó có thể thấy, mối quan hệ giữa người Nhật và hoa anh đào đã có từ rất lâu, đủ cho “người nước ngoài” như chúng ta quen thuộc với cách gọi đó, để rồi khi nhắc đến Nhật Bản, trong đầu chúng ta sẽ nghĩ đến những bông hoa anh đào xinh đẹp.

Câu chuyện về loài hoa này cũng có từ thưở xa xưa, và bắt nguồn từ cái tên của nàng Konohana-Sakuya-hime xinh đẹp, được ghi lại trong “Cổ Sự Ký” và “Nhật Bản Thư Kỷ”. Người ta cho rằng, cái tên của hoa anh đào – “Sakura” đã được thay đổi từ tên của nàng -“Sakuya”.

Trong dân gian, có giả thuyết cho rằng “Sa” có nghĩa là “vị thần của cánh đồng lúa”, “kura” chính là “ngai vàng thần ngồi”. Và vị thần này ngự trong những bông hoa anh đào (Sakura) nở rộ mỗi đợt xuân về, được những người nông dân tôn thờ. Họ biết ơn vị thần vì đã trông coi mùa màng cho họ từ lúc những hạt lúa đầu tiên được gieo xuống cho đến khi có một mùa thu hoạch bội thu.

2. Hoa anh đào chiếm lĩnh giới thực vật thời Heian

Vào thời Nara, do làn sóng văn hóa đại lục mà loài mận thơm ở Trung Quốc được giới quý tộc ưa chuộng. Điều này có thể nhận ra thông qua số lượng bài thơ được viết trong “Manyoshu (Vạn Diệp Tập)”, với 43 bài thơ về hoa anh đào, và tận 110 bài thơ về mận.

Tuy nhiên, vào thời Heian, khi xóa bỏ việc cử sứ thần sang nhà Đường,Trung Quốc và phát triển nền văn hóa dân tộc, vị trí của mận và anh đào trong giai cấp thống trị đã đảo ngược. Thiên Hoàng Kanmu đã giúp đỡ Thiên Hoàng Ninmyo trong việc thay thế những cây mận Sakon được trồng ở Shishinden thành những cây hoa anh đào. Từ đó, hoa anh đào trở thành loài hoa được giới quý tộc yêu thích.

3. Tại sao người Nhật yêu thích hoa anh đào?

tai sao nguoi nhat thich hoa anh dao

Hoa đào thường nở vào mùa xuân, và đối với người dân Nhật Bản, hoa anh đào chính là loài hoa báo hiệu mùa xuân về. Cho dù vào thời Nara, khi những bông hoa mận được yêu thích thì vị trí “báo xuân” và được người dân tôn thờ vẫn luôn thuộc về hoa anh đào.

Tuy nhiên, đấy không phải là lí do duy nhất khiến người Nhật “trung thành” với loài hoa này. Họ yêu thích hoa anh đào còn vì những lí do hết sức tinh tế.

  • Đầu tiên là “sự khao khát mùa xuân”.

Không chỉ riêng người Nhật mà với hầu hết quốc gia, mùa xuân chính là mùa của khởi đầu mới, mùa của sức sống và cũng là mùa của hi vọng. Lúc này, mùa đông lạnh lẽo và tiêu điều đã qua, để cho những hạt mầm dần nhú. Con người chúng ta cũng đón mùa xuân với thật nhiều mong đợi.

Bạn có cảm nhận được sự mong mỏi đó của những người đã trải qua một mùa đông dài lạnh lẽo không? Đó là sự mong mỏi hạt giống sẽ nảy mầm, mong mỏi năm mới sẽ có một mùa màng bội thu, mong mỏi những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình mình đấy. Và những bông hoa anh đào báo xuân đã đặt dấu mốc chấm dứt cho những mong mỏi này.

Khi những bông hoa anh đào nở ra những cánh hoa tươi đẹp, cũng đồng nghĩa với việc mang lại hi vọng mới và đáp lại sự mong chờ của người dân. Khi nhìn thấy những bông hoa anh đào, họ ý thức được rằng mùa xuân đã đến. Vẻ đẹp này không thể chỉ miêu tả bằng hình thức bên ngoài của loài hoa, mà còn phải nhìn nhận ý nghĩa của “vẻ đẹp” đó, rằng nó đã đem lại cho người dân Nhật Bản những cảm xúc gì.

  • Thứ hai là “bản chất phù du của cuộc sống”.

Cây hoa anh đào có thể tồn tại rất lâu, tuy nhiên bông hoa anh đào từ lúc bắt đầu nở cho đến lúc héo tàn chỉ khoảng 7 ngày ngắn ngủi. Khi hoa nở được 30%, người ta gọi đó là “hoa nở 3 phần”. Tương tự, hoa nở được 50% thì gọi là “hoa nở 5 phần”. Và khi các cánh hoa đã bung hết ra, nở rộ xinh đẹp thì được gọi là “mãn khai”.

Từ lúc bông hoa đầu tiên nở, cho đến khi toàn bộ hoa đều “mãn khai” thì chỉ kéo dài 10 ngày, và trong khoảng 2 tuần, toàn bộ bông hoa đều đã héo úa. Người Nhật ngóng trông hoa nở từ 3 phần, 5 phần, rồi đến 7 phần, cuối cùng là mãn khai. Tuy nhiên, trong quá trình ngắn ngủi đó, chỉ cần một trận bão ùa qua thì chẳng còn gì sót lại.

Cuộc sống cũng vậy. Chúng ta không bao giờ biết chuyện gì sẽ xảy ra vào ngày mai. Không bao giờ lường được chuyện bất trắc nào đó sẽ xảy ra vào một phút sau đó rồi tước hết tất cả. Nhưng chính vì vậy mới càng phải trân trọng cuộc sống, sống trọn từng phút giây để không phải hối tiếc.

Chính sự mong manh, chóng nở chóng tàn của hoa anh đào đã khiến người ta phải suy ngẫm về cuộc sống. Họ trông chờ hoa nở, tận hưởng vẻ đẹp khi những cánh hoa bung ra, rồi lại cảm thương cho sự mong manh và số phận nhanh lụi tàn. Một loài hoa khiến người ngắm phải cảm thán không thôi như vậy thì vì lí do gì lại không yêu thích nó cho được, đúng chứ?

4. Văn hóa ngắm hoa anh đào của Nhật Bản (ohanami)

Việc ngắm hoa anh đào đã có từ rất lâu trong lịch sử Nhật Bản. Người tiên phong là Thiên hoàng Saga. Ngài đã đi đầu trong việc truyền bá hoa anh đào vào thời kỳ đó.

van hoa ngam hoa

a. Thời điểm ngắm hoa

Tại Nhật Bản, tháng 4 là thời điểm bắt đầu một học kỳ mới, vì vậy khắp nơi đều tổ chức lễ nhập học. Và vừa hay đây cũng chính là thời điểm hoa anh đào nở. Đầu tiên là ở công viên Ueno, rồi các địa điểm nổi tiếng ngắm hoa anh đào khác cũng dần trở nên nhộn nhịp vì người người nhà nhà dắt nhau đi ngắm hoa anh đào.

Dưới tán cây, mọi người ăn bento, uống rượu sake, và tổ chức tiệc tưng bừng. Tối đến, đèn lồng được thắp lên và họ cùng nhau ngắm hoa anh đào ban đêm. Không thể không nói đây là một cách hưởng thụ rất thú vị, cũng không kém phần ý nghĩa. Vì vào khoảnh khắc này, khoảng cách giữa người với người sẽ được thu hẹp, sợi dây liên kết giữa gia đình, bạn bè, đồng nghiệp sẽ càng vững chắc hơn.

Điều này cũng khá giống khoảnh khắc người dân Việt Nam cùng ngồi xem đá bóng. Khi đó, người lạ cũng trở thành người quen, chúng ta không còn mấy quan tâm đến những chuyện khác nữa, chỉ tập trung vào “quả bóng” trước mắt, cùng ồ lên vì “vẻ đẹp” của bàn thắng, rồi “tấm tắc khen ngợi” sự điêu luyện của cầu thủ. Trăm trái tim đập cùng một nhịp chỉ để chờ đợi một khoảnh khắc huy hoàng.

b. Ngắm hoa anh đào từ Nam ra Bắc

Dù vòng đời của một bông hoa anh đào rất ngắn ngủi. Nhưng không có nghĩa sau 7 ngày kể từ khi hoa nở, bạn sẽ không còn cơ hội ngắm hoa. Tại miền Bắc và Nam của Nhật Bản, vì khí hậu có sự khác nhau nên thời kì hoa nở cũng có sự khác biệt. Từ miền Nam, càng ra Bắc thì thời gian hoa nở sẽ càng chậm.

Vậy nên, nếu chỉ ngắm hoa anh đào nở ở một địa điểm thì thời gian quả thật rất ngắn, nhưng nếu tính trên cả Nhật Bản, từ Nam ra Bắc thì lại khá dài. Từ tháng 1 ở Okinawa cho đến tháng 5 ở Sapporo thì có tận 4 tháng để ngắm hoa anh đào.

Nếu bạn đi du lịch từ Nam ra Bắc dựa trên thời gian nở của hoa tại các địa điểm khác nhau thì bạn có thể trải nghiệm cảm giác được ngắm hoa trong nhiều tháng. Ngoài ra, khi thu đến, nếu bạn muốn ngắm lá phong đỏ thì chỉ cần đi ngược lại lộ trình ngắm hoa anh đào là được.

>>Du học Nhật Bản

5. Các loài hoa anh đào nổi tiếng tại Nhật Bản

Có rất nhiều giống hoa anh đào, từ những loại lớn được trồng ở công viên, ven đường cho đến những giống có kích thước tầm trung được trồng trong các khu vườn tư nhân. Dưới đây là những loài hoa anh đào đặc trưng của Nhật Bản.

1. Somei Yoshino

somei yoshino

Thời gian nở hoa: tháng 3-4.

Somei Yoshino là loài hoa anh đào nổi tiếng tại Nhật Bản. Trong vô vàn loại hoa anh đào, Somei Yoshino được xem là loài đặc trưng, độc nhất vô nhị. Nó được trồng từ cuối Edo đến đầu thời Minh Trị, và người ta nói nó được tạo ra bởi một người làm vườn ở làng Somei vào thời điểm đó bằng cách cho lai giống loài anh đào Oshima và Edohigan.

Somei Yoshino có 5 cánh hoa, lúc mới nở có màu đỏ nhạt, khi nở rộ thì chuyển sang màu gần trắng. Vì tất cả các cây anh đào Yoshino được trồng ở Nhật Bản đều được nhân giống vô tính nên chúng có đặc điểm là nở hoa cùng một lúc. Vì vậy, người ta dự đoán ngày nở hoa của các loài anh đào dựa vào thời gian nở hoa của Somei Yoshino.

2. Oshima-zakura (Anh đào Oshima)

oshimazakura

Thời gian nở hoa: cuối tháng 3 (Bán đảo Izu, Minami izu), đầu tháng 4 (Tokyo).

Đây là loài hoa anh đào thường được nhìn thấy trên Bán đảo Izu. Có nhiều biến thể tùy theo từng đặc điểm như hình cây, hình dáng và màu sắc của hoa, vị của quả, nhưng anh đào Oshima thường là loại có 5 cánh, chủ yếu là màu trắng và có mùi thơm nhẹ.

Nó còn có đặc điểm là khỏe và lớn nhanh, hoa mọc cùng với sự phát triển của lá. Những chiếc lá dài từ 5 đến 10 cm và có đầu nhọn. Anh đào Oshima góp phần tạo ra nhiều giống cây trồng và cũng nổi tiếng là “cha mẹ” của anh đào Yoshino và anh đào Kawazu.

3. Kawazu-zakura (Anh đào Kawazu)

kawazuzakura 2

Thời gian nở hoa: Đầu đến giữa tháng 3 (Bán đảo Izu)

Hoa có màu hồng hoặc đỏ nhạt với đường kính khoảng 3cm. Cụm hoa mọc thành chùm gồm 4-5 bông, vỏ cây màu nâu, tím bóng. Nó vốn đã được tìm thấy trong tự nhiên và được coi là cây lai tự nhiên của Anh đào Kanhi và Anh đào Oshima. Sau đó được đặt tên là “Kawazu-zakura” vì đã được tạo ra từ thị trấn Kawazu, tỉnh Shizuoka.

Kawazu nổi tiếng là nở sớm. Vì vậy, hàng năm có rất nhiều du khách đến thăm thị trấn Kawazu, tỉnh Shizuoka vào mùa hoa anh đào để ngắm hoa. Mùa hoa nở là một tháng, kéo dài hơn các loại hoa anh đào khác.

4. Edohigan-zakura

edohiganzakura 2

Thời gian nở hoa: Cuối tháng 3 (sớm hơn những nơi khác khoảng 10 ngày)

Cây anh đào Edohigan là một loại thường được tìm thấy ở vùng núi Honshu, Shikoku và Kyushu, có đặc điểm là cây cao từ 15 đến 25m và lá hình bầu dục. Năm cánh hoa có màu sắc thay đổi từ đỏ nhạt sang trắng. Vì sinh trưởng tốt và ra nhiều hoa nên được dùng để gây giống và tạo nên nhiều giống cây khác.

5. Kanhi-zakura

kanhizakura 2

Thời gian ra hoa: Cuối tháng 1 đến cuối tháng 2 (Okinawa), giữa tháng 3 (Tokyo)

Kanhi-zakura là một loài hoa anh đào thường được nhìn thấy ở Okinawa, và là một trong những loại hoa dùng để tạo ra Kawazu-zakura, nổi tiếng với sự nở sớm. Hoa có màu đỏ tươi, và chính từ cái tên tiếng Nhật của nó cũng làm rõ hơn điều này. Tuy nhiên, đôi khi nó có màu trắng hoặc đỏ nhạt.

Sau khi ra hoa, những bông hoa rủ xuống như một chiếc chuông. Và cuối cùng, những cánh hoa rơi xuống rồi lụi tàn. Kích thước hoa nhỏ, chiều cao cây thấp hơn những cây khác khoảng 5m. Loài hoa anh đào này dễ bị ảnh hưởng bởi cái lạnh. Vì thế mà không phát triển tốt ở những vùng lạnh, nhưng khả năng chịu nhiệt lại khá tốt.

> Luyện thi N3 cấp tốc

Không chỉ ở Nhật Bản mới có hoa anh đào, ở Việt Nam cũng có, tuy nhiên số lượng cũng như giống loài không hề đa dạng. Nếu bạn yêu thích hoa anh đào và có mong muốn trồng nó, điều quan trọng đầu tiên là phải biết được hoa anh đào thích hợp với môi trường, nhiệt độ hay loại đất thế nào. Trong trường hợp xấu nhất là bạn không thể trồng, hoặc cũng không thể thấy trực tiếp thì cũng hãy yên tâm, vì chỉ cần có mục đích và luôn hướng về phía trước, một ngày bạn sẽ đạt được điều mình mong muốn.

Daruma cũng luôn đi trên con đường mình đã đặt ra và luôn nỗ lực không ngừng. Nếu bạn yêu thích hoa anh đào nói riêng, Nhật Bản nói chung, thì bạn sẽ gia nhập với Daruma chứ?

>>Các khóa học ở Daruma

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *