Cách học Kanji hiệu quả cho người mới bắt đầu là bài viết sẽ hướng dẫn Bạn một số phương pháp học Kanji hiệu quả. Đối với nhiều người học tiếng Nhật khi bắt đầu học Bạn phải trải qua 2 bảng chữ tiếng Nhật căn bản. Hai bảng chữ này cũng đã khó rồi, nhưng so với Kanji thì 2 bảng chữ này không là gì cả. Vì số lượng kanji để có thể đọc và viết được tiếng Nhật thành thạo là khoảng 2500 chữ. Nghĩ tới đây chắc nhiều người sẽ nản. Nhưng nếu Bạn chịu khó mỗi ngày học khoảng 10 chữ Kanji thì 1 đến 2 năm Bạn đã có thể nhớ hết kanji rồi đó.
Nói là như vậy, nhưng khi học Bạn sẽ quên dần những cái đã học khi nạp thêm kiến thức mới. Vì vậy tiếng Nhật Daruma xin được giới thiệu phương pháp học kanji cho một số Bạn mới học. Hy vọng qua bài viết này Bạn sẽ nắm được các phương pháp học Kanji hiệu quả
Tóm tắt nội dung
Cách học Kanji hiệu quả cho người mới bắt đầu – Khái quát về Kanji
Sau khi đã làm quen với 2 bảng chữ cái Hiragana và Katakana, bạn sẽ học tiếp đến 1 loại chữ khó nhất trong tiếng Nhật là Kanji (chữ Hán).
Ở hình trên Bạn sẽ thấy trong tiếng Nhật Kanji chiếm đến 70 đến 80 %, Hiragana và Katakana chỉ chiếm phần nhỏ. Người Nhật dùng nhiều Kanji đến như vậy là họ muốn loại bỏ hiện tượng đồng âm khác nghĩa và có thể làm ngắn văn bản nhiều hơn so với viết bằng hiragana thông thường.
Mỗi một chữ Kanji thường có 2 âm đọc là âm On (On-yomi) và âm Kun (Kun-yomi). Hai âm này thì có gì khác nhau?
• Khi đứng cùng các chữ Kanji khác thì sẽ được đọc theo âm On.
• Còn khi chữ Kanji đứng một mình hoặc với Hiragana thì sẽ đọc theo âm Kun.
Tuy nhiên, có khoảng 5 % là trường hợp ngoại lệ. Kết hợp giữa âm kun với âm on và ngược lại
Ví dụ:
Để học tốt và thi đậu N5 Bạn cần phải học khoảng 150 chữ kanji, để thi đậu N4 Bạn cân học khoảng 350 Kanji, N3 cần khoảng 900 kanji, N2 khoảng 1300 Kanji và N1 Bạn cần khoảng 2200 Kanji. Với khối lượng chữ nhiều như vậy, học thế nào hiệu quả, hãy cùng nhà sách Daruma tìm hiểu nhé.
Cách học Kanji hiệu quả cho người mới bắt đầu
Cách học Kanji số 1: Học Kanji qua bộ thủ
Bộ thủ là thành phần cơ bản cấu tạo nên chữ Kanji, và bản thân nó cũng đồng thời là chữ Kanji. Giống như tiếng Việt lấy các bảng chữ cái ghép lại, Kanji cũng dùng bộ thủ để ghép lại thành một đơn vị chữ. Tuy nhiên sẽ có những bộ thủ biến đổi khác với chữ ban đầu. VD: 水 → 氵, 人 → 亻. Mỗi chữ Kanji sẽ được ghép bởi 2 hay nhiều bộ thủ. Có 214 bộ thủ Hán tự, tuy nhiên Bạn chỉ cần học khoảng 100 bộ thủ cơ bản là có thể học tương đối Kanji rồi đó
Xem thêm: 214 bộ thủ Kanji bằng hình ảnh
Nẵm vững 214 bộ thủ Kanji có lẽ là cách học Kanji hiệu quả nhất mà nhiều người áp dụng. Vì Bạn có thể phân tích được ý nghĩa của chữ và nhớ được lâu hơn. Ví dụ, chữ nghỉ ngơi gồm bộ nhân đứng và bộ mộc, ý nghĩa là người dựa vào cây để nghỉ ngơi.
Cách học:
• Với một chữ Kanji, hãy tìm bộ thủ và tạo ra câu chuyện liên quan đến Kanji đó dựa trên bộ thủ, viết vài lần và chép vào sổ tay để ôn lại
• Bạn có thể học theo nhóm bộ thủ của kanji để phân tích và học dễ dàng hơn.
Xem thêm: sách Kanji theo bộ thủ
# Ưu điểm:
Khi đã học được bộ thủ và phân tích được chữ Kanji thì Bạn sẽ dễ dàng học lên cao hơn một cách nhanh chóng và dễ dàng.
# Nhược điểm:
Học được 214 bộ thủ Kanji cũng không phải là đơn giản, Bạn cần nhiều thời gian để ghi nhớ. Vì vậy, Bạn hãy kiên trì ở giai đoạn đầu nhé. Cố gắng tạo flashcard bộ thủ để có thể học dễ dàng hơn.
Cách học Kanji số 2: dùng Flashcards
Đây là cách học cũng được khá nhiều Bạn học viên áp dụng, nó rất hiệu quả khi ôn tập. Bạn có thể tự in flashcard hoặc tự cắt giấy. Ngoài ra, Bạn cũng có thể mua flashcard trắng trên internet cũng được.
• Mặt trước: Bạn nên ghi chữ Kanji chính và một số chữ kèm theo
• Mặt sau: Bạn hãy ghi cách đọc và ý nghĩa của nó
Cách học:
Nhìn vào mặt ghi chữ kanji và một số chữ kèm theo, đọc cách đọc của chữ đó và kiểm tra lại. Những chữ nào không nhớ thì Bạn nên ghi ra tập hoặc dành thời gian học lại chữ đó đến khi nào thuộc và lại dùng flashcard để kiểm tra lại.
Lưu ý khi học với Flashcards:
• Không ghi quá nhiều thông tin lên flashcard, chỉ ghi những chữ căn bản để đỡ rối
• Sử dụng minh họa: có thể vẽ hình hoặc tạo ra câu chuyện, hoặc sử dụng màu sắc để liên tưởng.
• Mang theo flashcard vào một số lúc đi dạo hoặc đi cà phê với Bạn, để có thể ôn tập thường xuyên hơn
# Ưu điểm: Thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi, có thể mang đi bất cứ đâu. Có thể xem lại bộ flashcard của mình vào những khoảng thời gian rảnh rỗi, có thể là khi đang nghỉ ngơi, trên xe bus, đang xếp hàng chờ đợi…
# Nhược điểm: Bạn sẽ phải bỏ công sức một chút để ghi nội dung lên các tấm thẻ. Ngoài ra, một điểm khó khăn nữa là Bạn sẽ không biết ghi chữ nào nên học (những chữ cơ bản) và không nên ghi chữ nào. Về điểm này, Bạn nên tham khảo giáo viên hoặc một số sách luyện Hán Tự hay
Cách học Kanji số 3: Sử dụng ứng dụng trên điện thoại hoặc máy tính
Ngày nay, hầu hết người học tiếng Nhật nào cũng đều có điện thoại thông mình. Các ứng dụng học Kanji, học ngữ pháp, hay học từ vựng đều được phát triển mạnh mẽ. Đây là cách học gần tương tự cách học với flashcard
Hiện này có nhiều ứng dụng Bạn có thể down về và sử dụng như Mochimochi, Quizlet hay Anki. Đây là ứng dụng được nhiều Bạn sử dụng
Lưu ý khi học:
• Cần tự giác và quyết tâm cao: Thực tế, khi học tiếng Nhật qua ứng dụng, bạn sẽ không có sự đốc thúc của thầy cô và áp lực điểm số nên cần phải thực sự chủ động và tự giác.
• Hình thành thói quen ghi chép: Đừng chỉ học online trên máy tính hay điện thoại vì bạn sẽ quên rất nhanh sau đó. Hãy chuẩn bị sẵn một quyển vở hoặc sổ tay để ghi chú lại những điểm cần lưu ý của bài học nhé.
# Ưu điểm: Có thể học trên phần người khác đã tạo, hay tự mình tạo cách dễ dàng. Học được mọi lúc mọi nơi
# Nhược điểm: Vì học trên điện thoại hoặc máy tính nên dễ bị xao nhãng bởi những yếu tố khác.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các phần mềm học tiếng Nhật khác để chọn ứng dụng phù hợp nhất với mình nhé!
Cách học Kanji số 4: Liên tưởng
Liên tưởng Hình → Chữ
Nguồn gốc Kanji là chữ tượng hình, được người xưa tạo nên bằng trí tưởng tượng dựa trên hình ảnh trong đời sống. Bởi vậy, một trong những cách học chữ Kanji thú vị là liên tưởng tượng và so sánh chữ theo sự vật, hiện tượng xung quanh.
Ví dụ:
Dễ dàng nhận ra, từ hình ảnh những thửa ruộng vuông vức hay cái cây, sau khi giản lược các nét, ta có thành quả cuối cùng là chữ Kanji “Điền” và “Mộc”. Dựa vào cách liên tưởng, bạn vừa nhớ được mặt chữ, vừa nắm được luôn nghĩa của chữ chữ Hán đó.
Tương tự với các hình dưới đây, bạn hãy thử đoán xem chữ Kanji tương ứng với hình nào nhé:
Liên tưởng Chữ → Hình
Vừa rồi là cách liên tưởng từ Hình → Chữ. Còn có 1 cách liên tưởng khác để giúp bạn nhớ ý nghĩa của những chữ phức tạp một cách dễ dàng hơn, đó là thử liên tưởng ngược lại từ Chữ → Hình nhé.
Dựa trên nghĩa của chữ Kanji, liên tưởng đến những hình ảnh và câu chuyện sao cho hợp lý nhất với nghĩa của chữ. Những câu chuyện càng đặc sắc, thú vị càng in sâu vào trí nhớ của bạn hơn. Điểm thú vị của phương pháp này là không có đáp án chuẩn, vì phụ thuộc vào trí tưởng tượng và sức sáng tạo của mỗi người.
Ví dụ:
Với chữ Hán “Thời” trên đây có thể liên tưởng như sau: Người xưa đã quan sát hiện tượng Mặt trời chiếu xuống que trên mặt Đất, rồi dựa vào Bóng chiếu để biết được Thời Gian.
# Ưu điểm: Nhờ việc liên tưởng, từ một chữ Kanji khô khan qua các hình ảnh sinh động gần với ý nghĩa của từ, bạn sẽ hiểu được chữ Kanji hơn. Từ đó, nhớ chữ Kanji tốt và lâu hơn.
# Nhược điểm: Áp dụng chủ yếu cho Kanji sơ cấp N5 và N4, đến giai đoạn trung và cao cấp, chữ Kanji sẽ phức tạp hơn và không dễ để liên tưởng nữa.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu:
“Kanji look and learn” – The Japan Times – Download
“Remember the Kanji” – James Heisig
“Kanji Pict-O-Graphix” – Michael Rowley
Cách học Kanji số 5: Viết nhiều lần
Viết là một phương pháp truyền thống mà người học bất kỳ một ngôn ngữ nào cũng có thể áp dụng được.
Cách học:
• Bạn chỉ cần chuẩn bị cho mình 1 quyển vở để viết Kanji (nên dùng vở ô ly).
• Viết đi viết lại nhiều lần chữ Kanji cần học. Khi viết có thể viết kèm cả âm On và Kun. Nên kết hợp vừa viết vừa đọc to chữ đó để nhớ lâu hơn.
• Nên chủ động viết và kết nối các chữ Kanji thành từ, câu có nghĩa. Trong quá trình học ngữ pháp hoặc tập viết văn, hãy cố gắng rèn thói quen viết Kanji nhiều nhất có thể với những từ mình đã học được.
# Ưu điểm: Luyện được cách viết cũng như ghi nhớ được mặt chữ và nghĩa của chữ. Khi cần viết một chữ Hán mà bạn có thể viết được luôn mà không cần suy nghĩ, thì đó là lúc chữ Hán đó đã nằm trong trí nhớ lâu dài của bạn.
# Nhược điểm: Cần dành nhiều thời gian và có không gian thích hợp để luyện viết. Những chữ học lúc đầu nhớ lâu và nhanh. Tuy nhiên về sau khi học nhiều Kanji hơn có thể bị nhầm lẫn giữa các chữ có nét tương tự. Cách học này cũng dễ gây cảm giác nhàm chán.
Tài liệu có thể tham khảo: Sách luyện viết Kanji được bán ở các hiệu sách trên toàn quốc hoặc luyện viết bằng vở ô ly.
Cách học Kanji số 6: Ghi nhớ bằng âm Hán Việt
Đầu tiên phải nhấn mạnh, đây là cách học gần gũi nhất với người Việt, do ngày xưa Việt Nam cũng dùng chữ Hán du nhập từ Trung Quốc. Kể cả trong cuộc sống ngày nay, từ Hán Việt vẫn chiếm khoảng 75% số từ vựng trong tiếng Việt. Vì vậy, nhiều từ vựng trong tiếng Nhật khi đọc âm Hán Việt thì gần giống với tiếng Việt
Cách học:
• Bất kỳ khi nào học một chữ Kanji mới cũng phải tìm cách ghi nhớ luôn âm Hán Việt của chữ Kanji đó.
• Kết hợp với ôn tập bằng Flashcards để có hiệu quả tốt hơn
• Tự kiểm tra lại âm Hán Việt của tất cả các chữ mình đã học bằng bảng âm Hán Việt như dưới đây.
Bảng chữ Kanji bao gồm âm Hán Việt của Akira
Lưu ý: Mỗi chữ Kanji đều đi kèm với 1 âm Hán Việt, tuy nhiên 1 âm Hán Việt có thể có nhiều nghĩa, nhiều chữ.
Ví dụ: Chữ 友 có âm Hán Việt là Hữu, nhưng Hữu thì lại có đến 3 chữ 友、右、有 với 3 nghĩa khác hẳn nhau.
# Ưu điểm: Với lợi thế sẵn có trong tiếng Việt, bạn sẽ nhanh thuộc Kanji và có tính ứng dụng cao khi đọc văn bản. Khi gặp một từ mới, nếu biết âm Hán Việt bạn có thể không biết cách đọc nhưng lại đoán luôn nghĩa. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ.
# Nhược điểm:
Không phải chữ Hán nào cũng có âm Hán Việt sát với nghĩa của từ, nên phải chú ý với những chữ đó. Bạn nên đánh dấu những trường hợp đặc biệt lại để không sử dụng sai.
Một số lưu ý khi học Kanji – Cách học Kanji hiệu quả cho người mới bắt đầu
- Mỗi ngày Bạn chỉ nên học khoảng mười chữ Kanji, không nên học quá nhiều chữ cũng một lúc. Chỉ học đúng với cấp độ đang học của mình để kết hợp vơi thi JLPT luôn. Nên để thời gian cân bằng các môn khác
- Khi học nên suy luận bộ thủ của chữ đó để kết hợp thành câu chuyện giúp cho việc nhớ Hán tự được lâu hơn. Sau này có thể suy luận cách đọc dựa trên bộ thủ và có thể ghép âm hán việt lại với nhau
- Luyện viết đúng nét. Viết là cái gì đó khó khi học Kanji, đặc biệt là khi học, nếu Bạn không viết thường xuyên Bạn sẽ quên, vì vậy nên viết mỗi ngày. Cố gắng hết sức để viết đúng nét
Mong rằng những chia sẻ Cách học Kanji hiệu quả cho người mới bắt đầu của sách tiếng Nhật sẽ giúp bạn tránh xa được nỗi lo sợ với chữ Hán. Chúc bạn luôn tìm được niềm vui với tiếng Nhật và thành công trên con đường sắp tới!